Nâng khớp cắn là một kỹ thuật được áp dụng trong niềng răng - chỉnh nha nhằm giúp quá trình dịch chuyển răng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Để kết quả niềng răng và nâng khớp cắn đạt như mong đợi, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn được địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp, đáng tin cậy.
Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì?
Nâng khớp cắn là kỹ thuật được chỉ định trong quá trình niềng răng nhằm điều chỉnh khớp cắn về đúng chuẩn sinh lý. Có nhiều nguyên nhân khác nhau để thực hiện kỹ thuật này nhưng chủ yếu được áp dụng trong các trường hợp khớp cắn sâu, khớp cắn chéo…
Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chuyên biệt để ngăn hàm trên và hàm dưới tiếp xúc với nhau. Từ đó giảm áp lực lên răng hàm dưới, tránh làm hư hỏng men răng cũng như mắc cài. Ngoài ra, việc áp dụng nâng khớp cắn cũng sẽ giúp quá trình dịch chuyển răng về đúng vị trí diễn ra nhanh hơn, rút ngắn thời gian niềng răng.
Những trường hợp cần nâng khớp cắn
Kỹ thuật nâng khớp cắn thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp sau:
Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới (từ 4mm trở lên) khi đóng chặt hàm. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn nhai, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng ở khớp thái dương hàm.
Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới hơn 4mm trở lên
Bên cạnh đó, khớp cắn sâu còn khiến nướu bị tổn thương trong quá trình niềng răng do tác động của mắc cài. Lúc này, bạn cần thực hiện nâng khớp cắn để bảo vệ răng, bảo vệ mắc cài và hỗ trợ điều trị khớp cắn sâu.
Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo cũng là trường hợp được chỉ định nâng khớp cắn. Đây là tình trạng các nhóm răng hàm trên dưới bị xô lệch, không đối xứng với nhau. Ngoài ra, khe giữa 2 răng cửa (từ chóp mũi xuống) không tạo thành một đường thẳng mà bị gấp khúc cũng là biểu hiện của khớp cắn chéo.
Khớp cắn chéo là tình trạng răng bị xô lệch, không đối xứng nhau
Nâng khớp cắn được áp dụng trong trường hợp này sẽ giữ cho hàm trên và hàm dưới không cắn khít với nhau, từ đó giúp các răng dịch chuyển về đúng khớp cắn thông thường.
Người hay nghiến răng
Nếu như bạn thường xuyên nghiến răng, đặc biệt là khi ngủ cũng cần thực hiện nâng khớp cắn để làm giảm áp lực cho răng, giúp việc dịch chuyển răng diễn ra thuận lợi.
Người hay nghiến răng có thể cần thực hiện nâng khớp cắn
Các phương pháp nâng khớp cắn phổ biến
Hiện nay có 2 phương pháp nâng khớp cắn phổ biến, được áp dụng trong quá trình điều trị các vấn đề về khớp cắn tại các nha khoa. Cả 2 phương pháp đều nhằm mục đích cải thiện tình trạng khớp cắn, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình niềng răng. Việc áp dụng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của khách hàng.
Máng nâng khớp cắn
Những trường hợp khớp cắn chéo thường được bác sĩ sử dụng máng nâng khớp cắn. Dụng cụ này sẽ giúp ngăn chặn 2 hàm chạm vào nhau, từ đó hạn chế tình trạng bung tuột mắc cài, giảm tình trạng khớp cắn chéo theo thời gian.
Cục nâng khớp cắn
Cục nâng khớp cắn thường được làm bằng nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ hình tam giác, thường được chỉ định trong những trường hợp khớp cắn sâu.
Cục nâng khớp cắn thường được gắn vào mặt sau của răng cửa
Bác sĩ sẽ gắn cục nâng khớp cắn vào mặt sau của nhóm răng cửa, ngăn không cho răng cửa hàm dưới trồi lên quá cao mỗi khi ngậm miệng hoặc ăn nhai. Với những trường hợp cắn sâu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ gắn cục này sang nhóm răng nanh để tránh va chạm mạnh.
Nâng khớp cắn có đau không? Mất thời gian bao lâu?
Quá trình nâng khớp cắn sẽ không hề gây cảm giác đau đớn cho khách hàng. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, nhất là trong thời gian đầu nâng khớp cắn. Bởi khí cụ này gây vướng víu trong miệng và làm mỏi miệng khi ăn nhai. Khi đã quen với khí cụ trong miệng, bạn sẽ thích nghi nhanh chóng và không còn cảm giác đau nhức, khó chịu nữa.
Khi đã quen với khí cụ trong miệng, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu
Kỹ thuật nâng khớp cắn được thực hiện song song với quá trình niềng răng mắc cài và sẽ kéo dài từ 3 - 12 tháng. Sở dĩ khoảng thời gian chênh lệch như vậy là bởi tùy vào tình trạng sai lệch khớp cắn nặng hay nhẹ của khách hàng. Khi khớp cắn giữa 2 hàm có sự thay đổi tương đối, bác sĩ có thể chỉ định tháo gỡ dụng cụ nâng khớp cắn.
Xem thêm: Khí cụ nong hàm là gì? Nong hàm có thay đổi khuôn mặt không?
Những lưu ý khi nâng khớp cắn
Việc tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình thực hiện nâng khớp cắn là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp niềng răng được thuận lợi, rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là một số lưu ý bạn có thể tham khảo.
Lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín
Niềng răng và nâng khớp cắn là một quá trình lâu dài và khá phức tạp. Do đó, bạn cần thực hiện tại một địa chỉ chuyên sâu về niềng răng với bác sĩ chỉnh nha giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, một nha khoa uy tín, đáng tin cậy sẽ có trang thiết bị hiện đại hỗ trợ, giúp ca niềng răng diễn ra thành công.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nha khoa nào tốt thì có thể tham khảo Nha khoa Nhân Tâm. Đây là địa chỉ chỉnh nha hàng đầu, được đông đảo khách hàng lựa chọn và trao gửi niềm tin. Bác sĩ sẽ thăm khám răng cụ thể, dựa trên tình trạng răng của khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng, đảm bảo mang lại kết quả tối ưu cho từng trường hợp.
Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ niềng răng uy tín
Các khí cụ chỉnh nha, nâng khớp cắn mà Nha khoa Nhân Tâm sử dụng đều được làm từ những vật liệu có chất lượng cao, đảm bảo an toàn với sức khỏe của khách hàng. Hơn thế, nha khoa còn thường xuyên cập nhật và ứng dụng các công nghệ hiện đại để quá trình chỉnh nha đạt được kết quả cao nhất.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách là lưu ý quan trọng giúp hạn chế tình trạng thức ăn còn bám dính trong kẽ răng, mắc cài, giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Do đó, bạn nên duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa fluor, sử dụng thêm bàn chải kẽ, máy tăm nước, nước súc miệng, chỉ nha khoa,... để làm sạch răng kỹ càng hơn.
Ăn thức ăn mềm, hạn chế đồ ăn dai cứng
Để không làm khí cụ nâng khớp cắn và mắc cài bị hư hỏng, bung sút, bạn nên ăn những món ăn mềm, lỏng như súp, cháo, các món nghiền hoặc cắt nhỏ thức ăn ra. Đồng thời cần hạn chế những thực phẩm quá dai, cứng. Những thực phẩm có đường cao, thức uống có gas, cũng như rượu, bia và các chất kích thích cũng cần tránh xa để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Cần chú ý đến chế độ ăn uống khi niềng răng
Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
Bạn cần duy trì tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ kiểm tra khớp cắn, điều chỉnh lực siết, đảm bảo tình trạng của khí cụ nâng khớp cắn, kịp thời nhận biết những vấn đề bất thường (nếu có) và đưa ra giải pháp khắc phục nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về nâng khớp cắn trong niềng răng. Để quá trình niềng răng cũng như nâng khớp cắn kết thúc hoàn hảo, mang đến một hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn thì điều quan trọng là bạn cần chú ý lựa chọn nha khoa uy tín. Đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn cụ thể hơn nhé!