Trẻ bị sâu răng là điều rất thường gặp bởi một số đặc điểm răng đang phát triển hoàn thiện cũng như một số thói quen, sở thích phổ biến ở trẻ như: thích đồ ngọt, hay ăn vặt và chưa vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách. Nhất là đối với trẻ từ 2 – 6 tuổi, sâu răng phổ biến hơn cả bởi độ tuổi răng sữa rất dễ bị vi khuẩn trong miệng tấn công.
Ảnh hưởng của sâu răng đối với trẻ
Đặc trưng của bệnh sâu răng là ngà và men răng của bé bị phá hủy vĩnh viễn không thể phục hồi lại như cũ bằng bất cứ phương thức nào. Nếu phục hồi thì chỉ có thể sử dụng đến vật liệu nhân tạo để trám hoặc phục hình lại răng sau khi nạo bỏ mô răng triệt để. Như vậy việc uống thuốc không thể hoàn toàn chữa trị bệnh sâu răng ở trẻ em mà chỉ có thể kiểm soát cơn đau nhức tạm thời khi chưa thể cho bé chữa trị bằng biện pháp chuyên khoa.
Thuốc giảm đau cho trẻ cũng có nhiều loại, chủ yếu là các loại kháng sinh giảm đau thông thường có bạn có thể mua ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, các bậc phụ huynh nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ rồi hãy cho con uống các loại thuốc kháng sinh.
Xem thêm: Nha khoa trẻ em uy tín tại TP.HCM
Các mẹo trị sâu răng không dùng kháng sinh
Nước muối
Cho trẻ súc nước muối thường xuyên
Đôi khi việc hướng dẫn các bé đánh răng đều đặn thường xuyên mỗi ngày cũng gây ra nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh vì trẻ còn khá nhỏ. Bởi vì thế việc cho trẻ ngậm nước muối thường xuyên sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc hướng dẫn các bé tập đánh răng.
Đặc biệt là khi các bé có dấu hiệu sâu răng, phụ huynh nên cho các em ngậm nước muối mỗi ngày để sát trùng, giảm đau do sâu răng gây ra. Các thành phần sát trùng tự nhiên trong muối sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng bởi sâu răng.
Nước chanh
Dùng nước chanh tươi nhỏ vào nơi răng đang đau do sâu răng của trẻ cũng một phần giúp giảm bớt cảm giác đau và sát trùng nhẹ. Các chất axit tự nhiên có trong chanh có tác dụng ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Thay vì cho bé uống các loại nước ép trái cây có nhiều màu sắc, các mẹ cũng có thể cho bé uống một lượng nước chanh nhỏ pha loãng mỗi ngày. Giúp cho men răng cũng như chân răng của trẻ được chắc khỏe hơn.
Tỏi và húng quế
Tỏi mà bạn sử dụng hằng ngày trong gian bếp cũng chính là một phương thuốc đông y hữu hiệu để đặc trị nhiều bệnh về răng. Các bậc phụ huynh có thể dùng vài nhánh tỏi nhỏ và lá húng quế giã nát với nhau, rồi dùng hỗn hợp đó đắp trực tiếp lên chân răng của trẻ hoặc cũng có thể vắt lấy nước nhỏ vào vị trí răng đau để giúp giảm đau.
Lá hẹ
Dùng lá hẹ để chữa sâu răng cho trẻ
Lá hẹ ngoài các công dụng giúp chữa cảm, sốt ra còn có một công dụng mà ít ai biết đến. Theo kinh nghiệm dân gian thì lá hẹ khi giã nhuyễn, đắp lên chân răng cũng là một trong những cách dân gian chữa sâu răng cho trẻ em. Cách này cũng có thể làm giảm cơn đau nhức, kháng viêm và giảm sưng lợi cho trẻ.
Chườm lạnh cho trẻ
Bạn nên cho đá lạnh vào túi chườm ngoài má tại vị trí đau răng cho bé. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp co các mạch máu tại chỗ đau, từ đó sẽ làm dịu đi cơn đau cho trẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tức thời và bạn vẫn cần thiết phải điều trị cho trẻ.
Thay vì cho trẻ dùng thuốc kháng sinh thì bên trên là những mẹo vặt đơn giản cho các mẹ để trị bệnh sâu răng cho các bé ngay tại nhà. Các bậc phụ huynh nên theo dõi kỹ sức khỏe răng miệng của trẻ thường xuyên để còn phát hiện ra các mầm bệnh sớm nhằm điều trị kịp thời giúp bé có một sức khỏe răng miệng tốt để vui chơi và học tập.
Điều trị dứt điểm
Cho trẻ điều trị tại nha khoa uy tín
Bạn cần lưu ý rằng tùy theo cơ địa từng bé khác nhau nên những phương pháp trên không cam kết mang lại hiệu một quả tuyệt đối. Chính vì vậy, an toàn và hiệu quả nhất vẫn là nên đưa bé tới các phòng khám nha khoa uy tín để có thể điều trị tận gốc. Bác sĩ nha khoa sẽ giúp thăm khám và chẩn đoán mức độ sâu răng của bé để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trong trường hợp nhẹ, các vết sâu răng sẽ được làm sạch và trám lại. Trong trường hợp nặng cần đến điều trị tủy các bác sĩ sẽ đánh giá có thể bảo tồn tủy răng hay không, có cần phải nhổ bỏ răng sâu để tránh ảnh hưởng tới các răng còn lại không.
Việc điều trị răng sâu cho bé cần thực hiện sớm nhất khi phát hiện vì điều trị sớm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chính vì vậy khi thấy các bé có dấu hiệu sâu răng: vết loang trên thân răng, bé hôi miệng, đau răng,… hãy kiểm tra răng miệng của trẻ tại phòng khám nha khoa gần đây uy tín để có hướng xử lý đúng nhất.