TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Mọc răng hàm ở trẻ - Cách vượt qua giai đoạn này

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,378
Mọc răng hàm ở trẻ là một giai đoan cuối trong quá trình phát triển răng sữa. Đây cũng là một trải nghiệm tương đối khó đối với cả trẻ lẫn bố mẹ bởi vì bạn không biết làm sao để trẻ được dễ chịu hơn. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin bổ ích về quá trình mọc răng hàm của bé như thời điểm mọc, dấu hiệu nhận biết và làm sao để chăm sóc trẻ đúng cách.
Mọc răng hàm là một vấn đề vô cùng mệt mỏi mà mọi đứa trẻ đều phải trải qua. Trong quá trình mọc răng hàm ở trẻ, bố mẹ có thể thấy những dấu hiệu như trẻ bị sốt , quấy khóc thường xuyên. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn biết rõ hơn khi trẻ mọc răng hàm, những thông tin cần thiết cho bố mẹ khi có con đang trong giai đoạn này.

Thời điểm mọc răng hàm ở trẻ em

Thời điểm mọc răng hàm ở trẻ sẽ có sự khác biệt, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như việc mẹ bổ sung canxi trong quá trình mang thai. Thông thường ở giai đoạn từ 4 - 6 tháng, trẻ sẽ nhú chiếc răng đầu tiên. Khi đến độ 12 tháng tuổi, trẻ sẽ có 6 chiếc răng và tới khi bé đã 2 tuổi thì sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng chia đều cho 2 hàn trên và dưới.

Đối với răng hằm trên có thể sẽ mọc trước từ 13 - 19 tháng tuổi, hoặc răng hàm dưới mọc trước khi bé 14 - 18 tháng tuổi. Chiếc răng hàm thứ 2 sẽ nhú lên khi bé ở ngưỡng 25 - 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 - 31 tháng tuổi với răng hàm dưới.

Mọc răng hàm ở trẻ thường ở độ 13-19 tháng tuổi

Những chiếc răng hàm này là răng hàm sữa, chúng sẽ tồn tại đến khi bé được 5 hoặc 6 tuổi. Sau đó thì răng hàm vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc và đi theo bé suốt cuộc đời.

Những dấu hiệu nhận biết khi bé mọc răng hàm

Bị sốt khi mọc răng là dấu hiệu thường thấy và đôi khi khiến cho bố mẹ chưa có kinh nghiệm lo lắng. Nhiều mẹ còn băn khoăn không biết cơn sốt sẽ kéo dài bao lâu và như thế nào là sốt mọc răng bình thường.

Thông thường trẻ sẽ không sốt quá cao khi mọc răng mà cơn sốt sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày thôi. Tình trạng bé mọc răng hàm bị sốt sẽ kéo dài lâu hơn so với khi mọc răng khác do kích thước răng hàm tương đối lớn.

Ngoài ra, bé có thể bị cảm lạnh hoặc mắc những bệnh liên quan đến dạ dày khi mọc răng hàm. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ không có biểu hiện khó chịu gì và khá thoải mái khi mọc răng hàm. Bên cạnh đó, trẻ có thể sẽ gặp phải tình trạng đau đầu khi mọc răng.

Trẻ thường có dấu hiệu sốt khi mọc răng

Vào ban đêm, sự khó chịu từ những triệu chứng khi bé mọc răng hàm dường như trở nên tồi tệ hơn. Vì đó là thời điểm bé đã mệt mỏi cũng như không có nhiều thứ làm phân tán cảm giác khó chịu.

Cách chăm sóc trẻ mọc răng hàm hiệu quả

Trẻ mọc răng hàm đôi khi không nhất thiết phải đến nha khoa, nhưng để đảm bảo sức khỏe của bé cũng như bộ răng của bé sau này, bố mẹ nên đưa bé đi khám trong vòng 6 tháng sau khi bé mọc chiếc răng đầu tiên nhưng không muộn hơn 1 tuổi.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên bắt đầu hướng dẫn bé cách chăm sóc răng miệng. Bé nên được chải răng nhẹ nhàng cũng như các vùng xung quanh bằng kem đánh răng chứa fluor.

Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng từ sớm

Đối với trẻ chưa đến 3 tuổi, lượng kem đánh răng không được vượt quá kích thước một hạt gạo. Trẻ từ 3 đến 6 tháng thì lượng kem đánh răng không vượt quá kích cỡ một hạt đậu.

Bố mẹ nên chú ý hơn đến vị trí răng hàm của trẻ để ngăn ngừa tình trạng sâu răng hàm ở trẻ, vì sâu răng có xu hướng xuất hiện nhiều ở các vị trí này khi bé không thể tự vệ sinh sạch được.

Một số thuốc giảm đau cho trẻ mọc răng hàm

Acetaminophen (Tylenol) là loại thuốc giảm đau hiệu quả được khuyên dùng nhất cho trẻ sơ sinh hay mới biết đi. Thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAIDs) như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve) không được dùng cho trẻ mắc chứng hen suyễn. Khi chăm sóc trẻ mọc răng hàm, bạn nên nghiên cứu những loại thuốc phù hợp, kiểm tra kỹ lưỡng liều lượng chính xác với dược sĩ, chủ yếu dựa trên cân nặng của trẻ.

Trong hầu như mọi trường hợp, sự khó chịu là một phần rất bình thường khi trẻ mọc răng. Nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ bất kì triệu chứng nào của bé. Bạn vẫn nên cân nhắc đến phòng khám nha khoa khi bé có dấu hiệu vô cùng cáu kỉnh, khó chịu và mệt mỏi khi mọc răng hàm. Đây không phải là trường hợp phổ biến nhưng có đó là dấu hiệu cho thấy răng đang mọc sai hướng.

Giai đoạn trẻ mọc răng hàm chắc chắn mẹ và bé sẽ đều rất vất vả, mẹ cần nên nắm rõ những thông tin hữu ích bên trên để có thể cùng con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn. Nếu bé có dấu hiệu không dứt được sốt, cơn khó chịu kéo dài quá lâu, bạn nên cân nhắc đưa bé đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ can thiệp kịp thời.