Biện pháp tốt nhất để khắc phục triệt để các bệnh lý gây đau nhức răng là thăm khám và chữa trị chuyên sâu tại nha khoa. Trong trường hợp chưa thể đến gặp bác sĩ ngay, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị nhức răng tại nhà như dùng tinh dầu lá chanh, tỏi, nước muối, chườm lạnh,…
Nguyên nhân gây đau nhức răng
Đau nhức răng không phải bệnh lý, đây là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến răng miệng. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây đau mà thời gian kéo dài và phương án chữa trị sẽ khác nhau. Vậy nên khi bị nhức răng, bạn cần tới nha khoa thăm khám để tìm ra nguyên nhân và giải quyết dứt điểm vấn đề.
Một số nguyên nhân gây đau nhức răng thường gặp bao gồm:
- Bệnh sâu răng
- Viêm tủy răng
- Bệnh nha chu
- Áp xe răng
- Mọc răng khôn
- Viêm xoang
Đau nhức răng còn có thể xảy ra do một số yếu tố hiếm gặp hơn như nghiến răng quá mức, gãy răng, tụt nướu khiến chân răng lộ ra ngoài, quá trình chữa trị hoặc nắn chỉnh răng,…
Đau nhức răng có thể do bệnh lý nha chu gây nên
Một số mẹo trị nhức răng cực đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà
Khi gặp tình trạng đau nhức răng do bệnh lý, bạn cần nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để kiểm tra răng, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nếu chưa có thời gian đi khám ngay, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị nhức răng dưới đây để làm giảm cảm giác đau, giúp bạn thoải mái hơn trong giai đoạn chờ điều trị.
Chườm lạnh
Làm lạnh bằng việc chườm đá lên khu vực răng đau nhức sẽ giúp giảm lượng máu dồn vào, đồng thời gây tê liệt tạm thời dây thần kinh. Do đó với đa số tình trạng đau nhức nói chúng và nhức răng nói riêng, biện pháp chườm lạnh vẫn thường được sử dụng để giảm nhanh cơn đau.
Tuy nhiên, bạn cần thực hiện chườm lạnh đúng cách để tránh gây thương tổn nướu:
- Sử dụng túi chườm có nước lạnh hoặc đá bên trong, bạn cũng có thể dùng khăn sạch để thay cho túi chườm.
- Đặt khăn sạch bọc đá hoặc túi chườm lên khu vực môi, má bên ngoài vị trí răng bị đau.
- Hiệu quả giảm đau của biện pháp này rất nhanh và hiệu quả nhưng bạn cũng nên quá lạm dụng vì có thể gây ảnh hưởng tới dây thần kinh và răng đang bị bệnh.
Mẹo trị nhức răng bằng tinh dầu lá chanh
Không chỉ có công dụng giữ hơi thở thơm mát, chữa trị chảy máu chân răng, tinh dầu lá chanh còn có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức, ê buốt răng hiệu quả.
Cách tiến hành: Rửa sạch 1 nắm lá chanh, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước, thêm vào 1 thìa muối. Sau khi nước sôi, để lửa nhỏ và đun tiếp từ 10 đến 15 phút. Đợi một lúc cho nước nguội rồi chắt vào chai sạch.
Mỗi lần vệ sinh răng miệng xong, bạn lấy bông sạch thấm nước lá chanh rồi chấm nhẹ lên vị trí răng đau nhức. Lặp lại 3 – 4 lần để tính chất không bị trôi và thấm vào trong chân răng.
Cải thiện cơn đau nhức răng hiệu quả bằng tinh dầu lá chanh
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng nước muối là biện pháp làm sạch răng vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao được rất nhiều áp dụng. Nhờ tính kháng khuẩn tự nhiên mà nước muối có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong miệng.
Vì vậy, nếu đang bị nhức răng do viêm nướu, viêm lợi,… thì bạn có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng nhiều lần trong ngày để cải thiện cơn đau nhức.
Kể cả khi tình trạng đau nhức đã được đẩy lùi, bạn vẫn nên súc miệng với nước muối mỗi ngày để giữ khoang miệng sạch sẽ, phòng ngừa đau nhức tái phát.
Có thể bạn quan tâm: Quy luật gọi tên và số thứ tự răng trên cung hàm
Mẹo trị nhức răng bằng tỏi
Mẹo trị nhức răng đơn giản bằng tỏi
Allicin – một hoạt chất có trong thành phần của tỏi với khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Nhờ vậy, tỏi đã được ông cha ta sử dụng để giảm sưng viêm và xoa dịu cảm giác đau nhức răng từ xưa đến nay.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nát tỏi và trộn với muối hạt, nước rồi đắp lên vùng răng bị đau. Không nên sử dụng tỏi nghiền nát để đắp trực tiếp lên răng nướu mà cần trộn với nước để tránh bỏng niêm mạc.
Mong rằng qua những chia sẻ phía trên, bạn đã có thể lựa chọn cho mình mẹo trị nhức răng phù hợp và áp dụng thành công. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có thể làm giảm triệu chứng, để khắc phục triệt để tình trạng bệnh lý, bạn cần nhanh chóng chữa trị tại phòng khám nha khoa.
Liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.