Mất răng số 7 hàm dưới hay hàm trên đều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kéo theo nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm chức năng ăn nhai, xô lệch hàm, tiêu xương hàm, tụt lợi, lão hóa sớm,…
Bạn có thể phục hình lại răng số 7 bằng cách bắc cầu răng sứ, sử dụng răng giả tháo lắp hoặc trồng răng implant. Trong đó, trồng răng implant là giải pháp tối ưu nhất được các bác sĩ đánh giá cao và khuyến cáo áp dụng.
Hậu quả nghiêm trọng do mất răng số 7 hàm dưới
Ai cũng mong muốn sở hữu một hàm răng đều đẹp và chắc khỏe để phục vụ quá trình ăn uống hàng ngày và tự tin hơn trong giao tiếp. Mất răng số 7 hàm dưới hay hàm trên đều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kéo theo nhiều hậu quả nặng nề khác:
- Răng số 7 mất đi khiến khả năng nhai nghiền thức ăn suy giảm, thức ăn không được nghiền nát sẽ khiến dạ dày và đường ruột phải làm việc nhiều hơn, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
- Hiện tượng tiêu xương hàm và tụt lợi sẽ diễn ra nếu răng số 7 đã mất không được phục hình trong thời gian dài.
Tiêu xương hàm do mất răng số 7 hàm dưới trong thời gian dài
- Vẻ đẹp thẩm mỹ của gương mặt sẽ giảm đi do xương hàm tiêu biến khiến các cơ không còn điểm bám, chảy xệ xuống, má hóp vào, vùng da quanh miệng nhăn nheo và gương mặt bị già đi thấy rõ.
- Khoảng trống để lại sau khi mất răng khiến các răng bên cạnh bị xô lệch và đổ nghiêng.
- Các răng đối diện với răng bị mất không có sự nâng đỡ. Khi đó, áp lực tác động lên quai hàm sẽ tăng cao gây ra triệu chứng đau cơ hàm, đau đầu, mỏi vai gáy,… cực kì khó chịu.
- Không chỉ các rưng bên cạnh bị xô nghiêng, khi mất răng số 7 hàm dưới, răng ở phía đối diện thuộc hàm trên cũng sẽ bị trồi dài. Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến sai khớp cắn.
Mất răng số 7 hàm dưới phải làm sao?
Răng số 7 là răng vĩnh viễn chỉ mọc 1 lần nên khi đã mất thì không thể tự mọc lại. Hiện nay các giải pháp khắc phục tình trạng mất răng số 7 hàm dưới mà bạn có thể lựa chọn bao gồm trồng răng Implant, răng giả tháo lắp và cầu răng sứ. Mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng biệt.
Răng giả tháo lắp
Loại răng giả này được làm từ nhựa và sứ thiết kế giống với răng thật và có thể dễ dàng tháo ra lắp vào khi làm sạch, ăn uống hay ngủ nghỉ.
Bạn có thể chọn sử dụng răng giả tháo lắp khi bị mất răng số 7 hàm dưới nhưng biện pháp này khá bất tiện và không được các chuyên gia đánh giá cao. Nguyên nhân là vì chúng không chịu được áp lực quá cao, có thể bung tuột khi bạn cười nói và không có khả năng ngăn ngừa biến chứng do mất răng gây nên.
Răng giả tháo lắp vẫn được sử dụng để phục hình răng mất
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ phục hình răng số 7 chỉ có thể tiến hành khi bạn đã mọc răng khôn và răng khôn phải mọc thẳng, chắc khỏe, đúng vị trí. Cùng với đó, răng số 6 cũng phải thật khỏe mạnh để cùng với răng số 8 (răng khôn) làm trụ răng nâng đỡ mão sứ.
Nhược điểm của biện pháp này là cần mài đi răng thật, phải làm mới sau một thời gian sử dụng và không có khả năng phòng tránh tiêu xương hàm, tụt lợi, lão hóa gương mặt,…
Trồng răng Implant
Trồng răng Implant được xem là biện pháp tối ưu nhất để phục hình răng đã mất. Trong đó, trụ Implant làm từ chất liệu Titanium sẽ được sử dụng để thay thế chân răng đã mất và mão răng sứ sẽ được gắn lên trên để khôi phục thân răng.
Trồng răng Implant – giải pháp tối ưu nhất để phục hình răng mất
Răng Implant có độ tương thích sinh học cao, hình dáng và cấu trúc y như răng thật nên sẽ giúp bạn khôi phục tính thẩm mỹ một cách hoàn hảo mà không gây ra bất cứ phản ứng nào khi ở trong khoang miệng. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là không xâm lấn tới các răng khác, tránh mất thêm răng và có thể ngăn chặn hiệu quả các biến chứng do mất răng gây nên như tụt lợi, tiêu xương, lão hóa sớm,…
Bên cạnh đó, tuổi thọ của răng Implant cũng rất cao, có thể lên tới 25 năm hoặc vĩnh viễn nếu được chăm sóc cẩn thận.
Để ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng và biết được đâu là biện pháp phục hình phù hợp với bản thân khi mất răng số 7 hàm dưới, bạn nên chủ động tới các phòng khám nha khoa để các bác sĩ thăm khám và tư vấn.