TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Làm thế nào để hết hôi miệng? Mẹo chữa hôi miệng đơn giản

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.655
Hôi miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và gây ra không ít phiền toái, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Vậy phải làm thế nào để hết hôi miệng? Hãy thử ngay các mẹo dân gian trị hôi miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

Làm thế nào để hết hôi miệng? Hôi miệng gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao tiếp, cản trở công việc và hoạt động thường ngày của bạn. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp trị hôi miệng tại nhà như sử dụng lá bạc hà, gừng tươi, mật ong + bột quế hoặc khám và điều trị tại nha khoa.

Một số nguyên nhân khiến hơi thở có mùi

Hôi miệng gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao tiếp, cản trở công việc và hoạt động thường ngày của bạn. Việc tìm hiểu và nắm được nguyên nhân khiến hơi thở có mùi sẽ giúp bạn dễ dàng phòng tránh và biết cách làm thế nào để hết hôi miệng.

Các nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp bao gồm:

Do khô miệng

Hôi miệng có liên quan trực tiếp tới tình trạng giảm tiết nước bọt trong miệng. Nếu bạn bị thiếu nước do ăn uống hoặc do sử dụng các loại thuốc điều trị gây mất nước sẽ khiến miệng bị khô và xuất hiện mùi hôi tạm thời.

Do khô miệng khi ngủ

Hơi thở có mùi do khô miệng trong thời gian dài khi ngủ

Khi vừa ngủ dậy, hầu hết chúng ta đều sẽ gặp tình trạng hôi miệng ở các mức độ khác nhau. Đây là biểu hiện bình thường do khoang miệng bị khô sau nhiều giờ.

Do ăn thực phẩm có mùi

Khi bạn ăn các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi hoặc đồ uống có cồn, món ăn cay,… thì hơi thở cũng sẽ xuất hiện mùi hôi.

Do hút thuốc lá

Việc hút thuốc cũng sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra thường xuyên hút thuốc còn gây ra viêm nướu và ố vàng răng.

Do bệnh lý

Các bệnh lý như viêm chân răng, viêm ổ răng khô, áp xe răng, viêm nướu, viêm nha chu,… đều là những nguyên nhân trực tiếp gây ra mùi hôi trong khoang miệng.

Bên cạnh đó, người mắc phải những căn bệnh toàn về dạ dày, gan, thận,.. Cũng có khả năng cao bị hôi miệng.

Làm thế nào để hết hôi miệng?

Gợi ý cách trị hôi miệng tại nhà

1. Đánh bay mùi hôi miệng bằng lá bạc hà

Bạc hà đã quá nổi tiếng với tính mát, hương thơm đặc trưng và tính kháng khuẩn, khử mùi rất cao. Nếu đang băn khoăn làm thế nào để hết hôi miệng thì đừng bỏ qua cách này nhé.

Cách chữa hôi miệng bằng bạc hà: Lá bạc hà tươi đã rửa sạch đem giã lấy nước. Hòa nước cốt thu được với nước lọc theo tỉ lệ 1:3 và sử dụng để súc miệng hàng ngày. Bạn cũng có thể ăn trực tiếp lá bạc hà để nâng cao hiệu quả.

Đánh bay mùi hôi miệng bằng lá bạc hà

2. Hết hôi miệng nhờ gừng tươi

Sử dụng gừng tươi là cách trị hôi miệng tại nhà tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Nhờ tính nóng, ấm, vị cay và có nhiều tinh dầu thơm trong thành phần nên mang lại tác dụng khử mùi rất hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng rồi bỏ vào nước sôi trong 5 phút, thêm chút muối biển và sử dụng để súc miệng mỗi ngày 2 lần.

Hết hôi miệng nhờ gừng tươi

3. Mật ong và bột quế trị hôi miệng

Mật ong có khả năng ngăn chặn và ức chế vi khuẩn gây mùi phát triển. Còn quế là một hương liệu với mùi hương dễ chịu trong đông y. Sự kết hợp giữa mật ong và bột quế không những loại bỏ được mùi hôi miệng và còn giúp đầu óc thư giãn hơn.

Các bước tiến hành: Cho 2 thìa cà phê mật ong và 2 thìa cà phê bột quế vào 1 cốc nước nóng, khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi lấy để súc miệng.

Điều trị tại nha khoa

Điều trị hôi miệng triệt để tại nha khoa

Với các trường hợp hôi miệng do bệnh lý về răng, nướu, nha chu hoặc mảng bám tích tụ lâu ngày, bạn cần phải giải quyết dứt điểm nguyên nhân này bằng cách chữa trị, cạo vôi răng tại nha khoa thì mới có thể loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng.

Có không ít trường hợp bị hôi miệng là do bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản hoặc các chứng bệnh khác nên việc khám, trao đổi với bác sĩ là điều vô cùng cần thiết.

Trên đây là các biện pháp giúp bạn giải đáp làm thế nào để hết hôi miệng. Những cách trị hôi miệng tại nhà khó có thể giải quyết triệt để căn nguyên gây hôi miệng, vì vậy bạn nên đi khám và tiến hành điều trị theo lời lời khuyên của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn hôi miệng tái phát trở lại.