TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Làm gì khi bị sâu răng cửa?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 640
Sâu răng cửa gây ra nhiều phiền toái vì răng cửa ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của chúng ta. Khi bị sâu răng cửa, bệnh nhân sẽ mang tâm lý tự ti, ngại cười, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Do đó, bệnh nhân cần điều trị càng sớm càng tốt để lấy lại thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai.

Răng cửa là vùng răng thẩm mỹ của chúng ta, sẽ lộ ra khi chúng ta cười hoặc giao tiếp. Do đó, việc bảo vệ răng cửa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cũng giống như răng hàm, răng cửa cũng dễ dàng bị sâu trong quá trình ăn nhai. Khi bệnh nhân bị sâu răng cửa, Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám nguyên nhân và xác định mức độ tổn thương răng để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân bị sâu răng cửa

Sâu răng là quá trình vi khuẩn phân hủy lượng đường có trong thức ăn tạo ra axit phá hủy thành phần khoáng hóa trên mô răng và tạo ra các lỗ li ti xuất hiện trên bề mặt răng. Nếu không được điều trị, các lỗ sâu răng sẽ lớn dần và các lớp cấu trúc của răng sẽ bị phá vỡ.

Vi khuẩn có thể tấn công tất cả các răng trên cung hàm, đặc biệt là răng hàm và răng cửa. Mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng, đặc biệt là ở trẻ em. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị sâu răng cửa bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém, đánh răng sai cách, dùng loại bàn chải và kem đánh răng không phù hợp.
  • Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt.
  • Thói quen thích ăn vặt và không súc miệng sau khi ăn.
  • Không sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, không nạp đủ lượng Fluor.
  • Khô miệng, tiết nước bọt kém.
  • Dinh dưỡng kém khiến răng kém chắc khỏe
  • Bị trào ngược dạ dày làm mòn men răng.

Bị sâu răng cửa nếu không được điều trị sẽ lây lan sang các răng khác

Vì nằm ở vị trí dễ nhìn thấy nên chúng ta sẽ khá dễ nhận biết nếu bị sâu răng cửa. Các biểu hiện của sâu răng cửa sẽ phụ thuộc vào mức độ sâu răng. Khi sâu răng mới chớm, bệnh nhân có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi sâu răng lan vào ngà răng sẽ gây ra cảm giác ê buốt khi có kích thích từ nhiệt độ hoặc khi đánh răng. Sâu lan vào tủy răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức, chảy máu răng, sốt, sưng mặt… do răng đã bị viêm tủy.

Làm gì khi bị sâu răng cửa?

Bệnh nhân có thể nhận thấy răng cửa bị sâu thông qua những lỗ sâu trên bề mặt răng. Cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện bị sâu răng cửa, để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng và lây lan sang những răng khác.

Để điều trị sâu răng cửa, các Bác sĩ sẽ nạo phần mô răng bị sâu. Tuy nhiên, do đặc tính của răng cửa mảnh và nhỏ hơn các răng khác, men ở rìa cạnh cắn mỏng nên cần kỹ thuật nạo chuyên nghiệp để tránh xâm lấn và mất quá nhiều mô răng thật, gây khó khăn cho việc phục hình thẩm mỹ.

Điều trị sâu răng tại Nha khoa Nhân Tâm

Sau khi loại bỏ mô răng bị sâu, tùy theo mức độ tổn thương mà Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các cách sau:

  • Trám răng: Nếu chỉ bị sâu men răng, sâu ngà răng thì trám răng sẽ là sự lựa chọn phù hợp để lấp đầy lỗ sâu răng và phục hình lại hình dạng của răng.
  • Chữa tủy và bọc răng sứ: Nếu sâu răng lan vào tủy thì cần thực hiện chữa tủy để giúp bệnh nhân loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng, ngăn chặn cơn đau răng. Răng sau khi được chữa tủy khá yếu nên cần được bảo vệ bằng cách bọc mão sứ để tránh lực ăn nhai có thể khiến răng thật bị bể, gãy.
  • Nhổ răng và phục hình: Nếu bị sâu răng cửa mức độ nặng, không thể giữ lại răng thì Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chiếc răng bị sâu và phục hình lại răng sau khi nhổ. Các phương pháp phục hình bao gồm răng giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép răng Implant, trong đó cấy ghép răng Implant là phương pháp hiện đại và tối ưu nhất trong việc phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Phòng ngừa sâu răng cửa

Chúng ta hoàn toàn có thể giảm nguy cơ sâu răng thông qua cách vệ sinh răng miệng, lối sống và thói quen khám nha khoa định kỳ.

Việc đánh răng ít nhất 2 ngày/ lần bằng kem đánh răng có chứa Fluor và bàn chải lông mềm là bước cơ bản nhất để có hàm răng chắc khỏe. Chỉ nha khoa và nước súc miệng cũng là vật dụng không thể thiếu để giúp bạn làm sạch thức ăn thừa và tiêu diệt vi khuẩn có hại cho răng.

Một lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm gây hại cho răng miệng như thực phẩm giàu đường, giàu axit, thực phẩm quá dai cứng, tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm tốt cho răng… sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Thăm khám nha khoa định kỳ giúp hạn chế nguy cơ sâu răng

Và điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng của chúng ta chính là duy trì lịch khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để cạo vôi răng, loại bỏ mảng bám và kịp thời điều trị nếu xuất hiện các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu…

Bị sâu răng cửa gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. Do đó, khi gặp những triệu chứng của sâu răng thì bạn hãy liên hệ Hotline 1900 56 5678 để đặt hẹn cùng đội ngũ Bác sĩ nha khoa hàng đầu tại TP.HCM nhé!

Sâu răng cửa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân, vấn đề ăn nhai và tính thẩm mỹ của bạn hoặc bé. Việc điều trị sâu răng cửa khá khó khăn nếu tổn thương càng nhiều. Vì vậy, cần ngăn ngừa khi bệnh còn chưa xảy ra và cố gắng phát hiện sớm để hiệu quả trị liệu đạt cao nhất.