TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Keo dán răng giả có những loại nào? Lưu ý gì khi sử dụng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5,812
Keo dán răng giả là vật liệu dùng để cố định răng sứ lên cùi răng thật trong nha khoa. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm này, hãy theo dõi ngay các thông tin trong bài viết dưới đây nha.

Keo dán răng giả là vật liệu gắn răng giả sát khít với cung hàm, giữ cho chúng cố định, không bị bong tuột, rơi rớt khi người dùng ăn nhai hay nói chuyện. Có rất nhiều loại keo dán răng giả đã được sản xuất để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Mỗi loại sẽ có những chức năng và cách sử dụng khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn nhé.

Giới thiệu về keo dán răng giả

Làm răng giả là một phương pháp phục hình đã được sử dụng từ lâu trong nha khoa. Mục đích của biện pháp này là khôi phục khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng. Và một trong các vật liệu quan trọng không thể thiếu được chính là keo dán răng giả.

Keo dán răng giả có công dụng gắn răng giả sát khít với cung hàm, giữ cho những chiếc răng giả này cố định, không bị bong tuột, rơi rớt khi người dùng ăn nhai hay nói chuyện.

Keo dán răng giả được dùng với mục đích giữ răng giả vững chắc trên cung hàm trong thời gian sử dụng

Các loại keo dán răng giả hiện nay

Có rất nhiều loại keo dán răng giả đã được sản xuất để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Tùy vào từng tình trạng răng và mục đích sử dụng mà sẽ có những loại keo thích hợp với người dùng.

Với kỹ thuật răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp có cấu tạo gồm nền nhựa phía dưới và răng giả bên trên. Để răng giả tháo lắp bám chắc trên mô nướu, không bị rơi rớt khi sinh hoạt thì cần lấy một ít keo thoa lên nền răng giả sau đó mới gắn chúng vào nướu. Điều này giúp răng giả cố định vững chắc trên cung hàm trong suốt thời gian sử dụng tới khi người dùng tháo ra.

Một số loại keo dán dành cho hàm giả tháo lắp được ưa chuộng hiện nay bao gồm foramenfix, Reco-Dent, Fixodent,…

Keo dán răng giả Fixodent

Với kỹ thuật phục hình cố định

2 phương pháp phục hình cố định được sử dụng trong nha khoa hiện nay là răng sứ thẩm mỹ và trồng răng Implant.

Khi phục hình răng bằng răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ cần mài chỉnh răng thật để tạo thành trụ răng. Sau đó chế tác các mão sứ với hình dáng, kích thước, màu sắc tương đồng với răng tự nhiên rồi gắn cố định lên trụ răng bằng keo dán chuyên dụng.

Trong phương pháp trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu cấy trụ chân răng vào xương hàm. Trụ này được chế tác từ Titanium nên rất an toàn với cơ thể và đảm nhận tốt các chức năng của chân răng.

Sau khi trụ Implant đã tích hợp hoàn toàn với xương hàm, bạn sẽ được gắn răng sứ lên trên trụ thông qua vít Abutment. Như vậy, một chiếc răng với cấu trúc y như răng thật đã được hoàn thành.

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng cement nha khoa – loại keo dán có độ bền chắc cao và khả năng kết dính tốt, giữ cho mão răng không bị hở kẽ hay bong bật. Sau khi gắn, bạn sẽ không thể tự tháo chúng ra tại nhà.

Các sản phẩm keo dán răng giả dùng trong phục hình cố định được ưa chuộng hiện nay gồm có: Vitique, permacem 2.0, Meron,…

Keo dán răng giả Permacem 2.0

Các lưu ý cần nhớ khi dùng keo dán răng giả

Sử dụng keo dán hàm giả không quá khó nhưng để có được hiệu quả lâu dài, bạn cần phải chú ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Sau khoảng 5 đến 7 năm, hàm giả tháo lắp sẽ không còn bám chắc vào khuôn hàm được nữa do xương hàm tiêu đi, nướu tại khu vực mất răng bị lõm xuống. Lúc này, keo dán sẽ không còn tác dụng nữa, bạn cần thay hàm mới để dùng tiếp.
  • Hãy tìm hiểu kỹ về thành phần trong keo dán để chắc chắn mình không bị kích ứng. Nếu bạn bị dị ứng với thành phần của keo, hãy thông báo với bác sĩ để đổi sang loại keo thích hợp hơn.
  • Khi sử dụng keo dán cần vệ sinh, chăm sóc răng cẩn thận. Điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn tích tụ gây hại đến răng miệng.

Cần thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách

  • Tới phòng khám nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn với bác sĩ để kiểm soát sức khỏe răng miệng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại keo dán chất lượng tốt, thích hợp với bản thân cũng như địa chỉ mua hàng uy tín trước khi mua keo để sử dụng tại nhà nhé.

Qua bài viết trên đây, mong rằng các bạn đã nắm được các thông tin, kiến thức bổ ích liên quan đến keo dán răng giả. Mỗi loại keo sẽ có những chức năng và cách sử dụng khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn nhé.