TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hướng dẫn các cách chữa đau răng sâu hiệu quả tức thì

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 534
Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp nhất ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng sâu răng nếu không được điều trị có thể gây đau răng sâu tái đi tái lại, đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đừng bỏ lỡ các cách chữa đau răng sâu hiệu quả tức thì từ các Bác sĩ của Nha khoa Nhân Tâm nhé!

Sâu răng được hình thành do vi khuẩn trong môi trường miệng phân hủy đường hay thực phẩm chứa đường tạo ra axit, axit phá hủy cấu trúc răng và hình thành nên những lỗ trên bề mặt răng gọi là lỗ sâu răng. Các mức độ đau răng sâu bao gồm không có cảm giác khi sâu răng vừa chớm, đau nhẹ khi sâu ngà răng và đau dữ dội khi răng sâu vào tủy.

Chúng ta có thể chữa đau răng sâu bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh các tác nhân kích thích, sử dụng tinh dầu, thuốc giảm đau, trám răng sâu, điều trị tủy và phục hình, nhổ răng sâu và cấy ghép răng Implant.

Nguyên nhân sâu răng và các cấp độ đau răng sâu

Sâu răng là bệnh lý răng miệng gặp ở cả người lớn và trẻ em

Sâu răng là những lỗ hổng trên bề mặt răng được hình thành do vi khuẩn trong môi trường miệng phân hủy đường và thực phẩm chứa đường, tạo ra axit phá hủy cấu trúc răng. Các nguyên nhân gây sâu răng bao gồm:

  • Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng: Thường xuyên sử dụng thực phẩm có nhiều đường, nước có gas, thực phẩm dễ bám dính, giàu tinh bột mà không chải răng kỹ lưỡng, đúng cách.
  • Sức khỏe của răng và thành phần nước bọt: mô răng yếu, nhiều vôi răng, thành phần khoáng hóa thấp, răng mọc lệch lạc. Nước bọt thiếu canxi, photpho làm giảm quá trình tái khoáng hóa.
  • Bệnh lý khô miệng: Nước bọt giúp rửa trôi thực phẩm, làm giảm lượng đường, giảm lượng axit. Nếu bị bệnh lý khô miệng khiến lượng nước bọt giảm sẽ tăng nguy cơ sâu răng.

Các giai đoạn sâu răng?

Sâu răng nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau răng sâu, giảm chức năng ăn nhai, hôi miệng, viêm tủy răng, áp-xe răng, mất răng, tiêu xương hàm, giảm hấp thu dinh dưỡng, dễ bị bệnh lý đường tiêu hóa, sức khỏe toàn thân suy giảm, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Đau răng sâu sẽ tiến triển theo các cấp độ sau:

  • Không có triệu chứng, không đau: sâu răng vừa chớm, mới chỉ tác động đến phần men răng.
  • Đau nhẹ, ê buốt khi đánh răng hoặc có kích thích nóng - lạnh: sâu ngà răng.
  • Đau nhiều, dữ dội: Khi răng sâu vào tủy, gây ra tình trạng viêm tủy cấp tính, áp-xe răng.

Hướng dẫn cách chữa đau răng sâu hiệu quả tức thì

Cách giảm đau răng sâu tại nhà

Trong trường hợp bạn chưa thể thăm khám và điều trị ngay lập tức, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau răng sâu tại nhà sau đây:

  • Chải răng với bàn chải lông mềm một cách nhẹ nhàng, kỹ lưỡng. Sử dụng chỉ nha khoa, kết hợp máy tăm nước, vệ sinh sạch sẽ giảm triệu chứng đau.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để giảm tình trạng đau răng sâu
  • Tránh các tác nhân gây kích thích như thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm chua, cay.
  • Trường hợp có lỗ sâu bạn dùng tinh dầu viên cục gòn bỏ vào lỗ sâu vì trong tinh dầu có chất Eugenol giúp giảm đau hiệu quả.
  • Trường hợp đau gây bạn khó chịu mất tập trung, hay đau dữ dội như bị viêm tủy răng do sâu răng bạn có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol kết hợp đi lại và nằm kê gối cao.

Lưu ý: Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi sâu răng gây ra tình trạng viêm nhiễm do đó không tự ý mua kháng sinh uống khi bị đau răng sâu, chỉ uống theo chỉ định của Bác sĩ.

Điều trị sâu răng tại phòng khám nha khoa

Cách chữa sâu răng hiệu quả và nhanh chóng nhất chính là điều trị tại phòng khám nha khoa uy tín. Tùy theo mức độ sâu răng mà Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

  • Trám răng sâu: Bác sĩ tiến hành loại bỏ phần sâu răng và thực hiện trám bít lỗ sâu bằng vật liệu trám thẩm mỹ. Trám răng thường được áp dụng trong trường hợp răng bị sâu nhẹ, chỉ tổn thương phần men răng hoặc ngà răng bên ngoài mà chưa ảnh hưởng đến tủy răng.

Trám răng

  • Lấy tủy răng và phục hình: Trường hợp sâu răng lan vào tủy thì Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy, loại bỏ phần tủy bị hoại tử. Răng sau khi lấy tủy rất giòn và dễ nứt, vỡ nên cần được phục hình bằng inlay, onlay, onverlay hoặc bọc răng sứ tùy theo mức độ mất chất của mô răng.

Điều trị tủy và phục hình cho răng bị sâu

  • Nhổ răng sâu và cấy ghép răng Implant: Nếu răng sâu lớn không thể giữ lại thì cần được nhổ bỏ để tránh sâu răng lan ra các răng khác, gây tình trạng sâu răng diện rộng. Để phục hình răng bị mất do sâu răng, phương pháp tốt nhất là cấy ghép răng Implant. Răng Implant có cấu tạo giống như răng thật giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tối ưu.

Hi vọng với những cách chữa đau răng sâu trên đây sẽ giúp ích cho Quý khách hàng đang gặp phải tình trạng sâu răng. Liên hệ Hotline 1900 56 5678 để được giải đáp mọi thắc mắc từ đội ngũ Bác sĩ nha khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm của Nha khoa Nhân Tâm.