TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Khắc phục bằng cách nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 13.189
Hôi miệng từ cổ họng đang khiến bạn khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp? Bạn đang băn khoăn không rõ tình trạng này do nguyên nhân nào gây nên và có thể khắc phục bằng cách nào? Hãy dành một chút thời gian tham khảo bài viết này nhé, Nha khoa Nhân Tâm sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Hôi miệng từ cổ họng có tỷ lệ mắc khá cao và thường xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến dạ dày hoặc các bệnh nội tiết khác. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tới nha khoa thăm khám và điều trị triệt để hoặc áp dụng các phương pháp dân gian như sử dụng rau mùi tây, gừng tươi, nước vo gạo,…

Nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hôi miệng là các bệnh về răng, nha chu. Tuy nhiên, những vấn đề về tai mũi họng, dạ dày cũng có thể khiến cho hơi thở của bạn có mùi. Khi nhận thấy bản thân bị hôi miệng từ cuống họng, hãy chú ý tới các nguyên nhân dưới đây:

Khô miệng

Nước bọt giúp khoang miệng được sạch sẽ, hỗ trợ loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Khi lượng nước bọt tiết ra không đủ, miệng sẽ khô hơn, các mảnh vụn thức ăn sẽ bám trên răng nhiều hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu không được xử lý kịp thời, các khu vực khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và gây nên hiện tượng hôi miệng từ cổ họng.

Viêm amidan

Viêm amidan là nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng

Amidan bị vi khuẩn tấn công đến nhiễm trùng sẽ hình thành viêm. Viêm amidan kéo dài sẽ làm hình thành bọng mủ trong cổ họng và gây ra mùi hôi.

Viêm xoang

Viêm xoang xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào xoang cạnh mũi, khiến dịch nhầy và mủ ứ đọng lại. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến dịch nhầy, mủ tràn vào họng và tạo nên mùi hôi. Hôi miệng từ cuống họng do viêm xoang gây nên sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Có mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
  • Thường xuyên bị nghẹt mũi.
  • Thường xuyên bị đau đầu.
  • Trong miệng xuất hiện dịch mủ.

Bệnh thận

Bạn cần tới gặp bác sĩ ngay nếu cảm nhận thấy mùi cá tanh trong cổ họng bởi đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận.

Thận là cơ quan bài tiết đảm nhận chức năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Khi hoạt động của thận không còn tốt, độc tố tích tụ lại ngày càng nhiều, nhất là nitơ. Đây cũng chính là lý do khiến cổ họng bạn có mùi tanh như cá.

Bệnh dạ dày

Hôi miệng từ cuống họng có thể là triệu chứng của bệnh dạ dày

Quá trình tiêu hóa sẽ không được hiệu quả nếu dạ dày của bạn bị viêm, loét. Lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ lên men trong dạ dày, khiến bạn bị ợ chua, sình bụng và gây ra hôi miệng từ cổ họng.

Ung thư họng

Trong tế bài ung thư có chứa một lượng polyamines khá lớn. Chất này có mùi rất khó chịu nên khi gặp phải bệnh ung thư họng, hơi thở của bạn sẽ có mùi hôi do hàm lượng polyamines tăng cao.

Biện pháp khắc phục hôi miệng từ cổ họng

Sử dụng mẹo dân gian

Để lấy lại hơi thở thơm mát và sự tự tin trong giao tiếp, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Chữa hôi miệng bằng rau mùi tây

Nhờ hàm lượng diệp lục cao và lưu hương lâu dài, mùi tây sẽ giúp bạn cải thiện mùi hôi trong hơi thở và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hiệu quả.

Bạn có thể nhai trực tiếp mùi tây sau các bữa ăn hoặc sử dụng mùi tây để chế biến món ăn hàng ngày. Hương thơm từ loại rau này sẽ giúp mùi hôi từ cổ họng giảm đi đáng kể.

Cải thiện hôi miệng bằng rau mùi tây

2. Sử dụng gừng

Gừng là loại thảo dược bạn không nên bỏ qua khi bị hôi miệng từ cuống họng. Các chất có trong gừng sẽ giúp bạn khử mùi hôi, ngăn vi khuẩn tấn công và giảm viêm họng hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch, bỏ vỏ và thái thành sợi mỏng.
  • Cho gừng đã thái vào cốc nước ấm và ngâm khoảng vài phút.
  • Nước gừng thu được bạn sử dụng để uống.

3. Súc miệng bằng nước vo gạo

Nước vo gạo là mẹo chữa hôi miệng từ cuống họng đã được sử dụng từ rất lâu. Nhờ lượng vitamin B3 dồi dào mà nước vo gạo có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống nhiễm khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả.

Sau khi vo gạo bạn nên bỏ nước vo đầu và giữ lại nước vo lần 2 để súc miệng vào buổi sáng và tối. Khi súc miệng, bạn nên súc cả họng và ngậm trong miệng một lúc.

Súc miệng bằng nước vo gạo giúp làm giảm mùi hôi trong miệng

Điều trị tại nha khoa

Nếu hiện tượng hôi miệng từ cổ họng không được cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp dân gian thì bạn nên tới nha khoa để thăm khám.

Sau khi thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất, giúp bệnh lý của bạn được giải quyết triệt để và nhanh chóng nhất.

Hy vọng với các phương pháp điều trị nêu trong bài viết, tình trạng hôi miệng từ cổ họng của bạn sẽ được giải quyết, từ đó lấy lại sự tự tin với hơi thở thơm mát.