Hở chân răng là bệnh về răng miệng thường gặp nhất gây nên những chướng ngại trong việc giao tiếp. Bệnh này sẽ khiến người mắc thiếu tự tin, giảm hiệu quả công việc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các vấn đề về sức khỏe. Trong số những bệnh răng miệng phổ biến, không thể không nhắc đến hở chân răng và những hệ luỵ của chúng. Vậy hở chân răng cần khắc phục như thế nào?
Bệnh hở chân răng là gì?
Bệnh hở chân răng là bệnh lý về nướu có thể gây mất răng hàng loạt nhưng mọi người vẫn thường lơ là và ít quan tâm đến chúng. Mãi cho đến khi bệnh có xu hướng trở nặng thì chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến việc điều trị. Lúc này thì khả năng hồi phục sẽ không cao so với việc điều trị từ lúc đầu.
Hở chân răng là tình trạng các mô lợi xung quanh răng bị mòn đi, hạ thấp xuống phần xi măng liên kết giữa lợi và chân răng để lộ chân răng. Khi bị tụt thì chân răng thường có cảm giác dài ra nhưng thực chất là do phần lợi bị khuyết thiếu.
Các bạn sẽ cảm giác ê buốt khi ăn nhai và rất khó chịu. Thức ăn dễ bị giắt lại ở các kẽ chân răng dễ gây ra những bệnh lý răng miệng khác. Sau đó vi khuẩn gây bệnh sẽ lan sang các răng bên cạnh và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới mất răng.
Không những thế, khi cổ răng và chân răng không còn được bao bọc và che chắn bởi nướu thì sẽ rất dễ bị mài mòn bởi tác động của axit trong thức ăn và bàn chải khi đánh răng.
Lý do bị hở chân răng
Các bác sĩ nha khoa cho biết, hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị hở chân răng. Trong đó có thể nói đến một số nguyên nhân chính ở dưới đây:
- Do di truyền: Tiền sử gia đình bạn có người mắc các vấn đề về răng miệng thì sẽ di truyền một phần cho các bạn. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì rất dễ bị hở chân răng.
- Do thói quen sinh hoạt: Các thói quen sinh hoạt hàng ngày như đánh răng quá mạnh, đánh sai cách, không vệ sinh đúng cách, tích tụ nhiều cao răng gây viêm lợi cũng có thể làm hở chân răng. Nếu bạn hút thuốc lá thường xuyên hoặc nghiến răng cũng là nguyên nhân bị hở chân răng.
- Do bệnh lý răng miệng khác: Sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nướu, viêm lợi, hôi miệng, cao răng và răng ố vàng... đều là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn việc hở lợi chân răng nếu không điều trị kịp thời.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, mãn kinh chính là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi.
Lý do bị hở chân răng
Hậu quả của khi bị hở chân răng
Khi bạn không sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh hở chân răng có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe:
Gây mất thẩm mỹ
Chân răng bị hở nhìn sẽ dài hơn so với các răng còn lại. Ngoài ra, kẽ răng thường có một khoảng hở rộng làm thức ăn thừa dễ bị bám vào. Từ đó làm cho hàm răng trông rất kém thẩm mỹ khiến mọi người e ngại, tự ti khi giao tiếp với mọi người.
Răng dần nên nhạy cảm
Hở chân răng sẽ làm lộ nhiều ngà răng ra bên ngoài khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Nhất là khi ăn uống đồ ăn lạnh, nóng hoặc chua ngọt,… Thậm chí ngay cả khi chải răng hoặc hít không khí lạnh thì mọi người cũng thấy răng rất ê buốt và khó chịu.
Nguy cơ mất răng
Hở chân răng nếu không khắc phục sớm sẽ khiến cấu trúc xương của răng và các mô lợi bị tổn thương nặng nề. Khi cấu trúc xương nâng đỡ không còn có thể dẫn đến nguy cơ bị mất răng rất nguy hiểm.
Dấu hiệu hở chân răng
- Vùng chân răng thường xuyên bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa, chải răng hoặc dùng tay ấn nhẹ cũng thấy chảy máu.
- Thân răng dài hơn so với bình thường, nướu răng dần bị hẹp lại.
- Lợi có dấu hiệu sưng lên, đỏ thẫm gây đau nhức.
- Hơi thở có mùi hôi nhất là buổi sáng mỗi khi ngủ dậy.
Cách chữa hở chân răng theo các mức độ
Dựa vào từng mức độ tụt nướu mà bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp.
Răng tụt lợi nhẹ, không bị ê buốt
– Bạn chỉ cần thay đổi cách đánh răng nếu bạn đang đánh răng sai cách. Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay tròn, để lấy sạch mảng bám còn thừa mà không làm mòn chân răng. Tuyệt đối không được chải ngang vì sẽ làm nướu bị tụt nhiều hơn.
– Dùng nước súc miệng có chứa thành phần chống khuẩn với tác dụng giảm ê buốt và mòn chân răng.
– Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để không làm hở chân răng.
– Đến nha khoa cạo vôi, loại bỏ các ổ viêm nhiễm và phục hồi mô nha chu.
– Với những bạn có men răng bị mòn và lộ nhiều chân răng thì cách chữa trị tốt nhất là hàn trám hoặc bọc răng sứ.
Cách chữa hở chân răng theo các mức độ
Hở chân răng nặng, kèm theo biểu hiện khó chịu
Giai đoạn này có thể nhìn thấy bằng mắt thường và thường xuyên bị ê buốt răng. Lúc này bạn cần xác định nguyên nhân để có phương án điều trị triệt để. Đa số nguyên nhân gây hở chân răng đều có thể điều trị bằng cách ghép vạt lợi để phục hồi lại phần lợi.
Dựa vào mức độ tụt như thế nào, cấu trúc răng, số lượng răng và vị trí mà bác sĩ sẽ có đánh giá và đưa ra phương án chữa trị phù hợp. Nếu bạn bị tụt lợi do mất răng lâu ngày làm tiêu xương thì bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương trước. Sau đó cấy ghép Implant để phục hình răng đã mất, rồi kiểm tra tình trạng xem có cần ghép vạt lợi hay không.
Bệnh hở chân răng không hề đơn giản, khi bạn có những dấu hiệu ở trên hoặc bị ê buốt răng. Thì nên đến nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn về cách điều trị hở chân răng ngay nhé!