TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân và cách điều trị khi há miệng ra bị đau hàm

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 46.843
Há miệng ra bị đau hàm là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Điều này gây nên không ít phiền toái cho khách hàng trong hoạt động ăn nhai và giao tiếp thường ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên và cách điều trị khi gặp phải tình trạng này, mời bạn theo dõi các thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.

Há miệng ra bị đau hàm là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn khớp thái dương hàm, tình trạng này có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, chấn thương, thói quen nghiến răng, nhai cắn đồ vật cứng, bệnh viêm khớp, răng khôn mọc lệch,…

Trên thực tế, nhiều trường hợp đau hàm khi há miệng có thể tự cải thiện mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng đau nhức diễn ra trong thời gian dài, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các biện pháp điều trị không xâm lấn hoặc xâm lấn tùy vào tình trạng của từng khách hàng.

Há miệng ra bị đau hàm là bệnh lý gì?

Hàm là cấu trúc được tạo nên bởi cơ hàm, răng, khớp thái dương bên trái và bên phải. Sự liên kết giữa các bộ phận giúp hai hàm răng ăn khớp với nhau, dễ dàng ăn nhai và giao tiếp.

Nếu có vấn đề xảy ra với các bộ phận trên thì khả năng há miệng sẽ bị hạn chế, đi kèm với đó là cảm giác đau nhức hàm. Y học gọi đây là tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm.

Há miệng ra bị đau hàm có thể là triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm

Há miệng ra bị đau hàm có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân:

  • Tổn thương hàm do va đập, tai nạn.
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Thói quen nhai cắn đồ vật, kẹo cứng, thức ăn dai cứng,…
  • Tình trạng căng thẳng, stress.
  • Viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn.
  • Viêm khớp dạng thấp, đau nhức nhiều khớp cùng lúc, bao gồm cả khớp thái dương hàm.
  • Răng khôn mọc lệch đâm vào xương hàm.
  • Nhổ răng có thể khiến vùng xương hàm gần tai bị đau do các dây thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng, nhất là khi nhổ răng số 7 hoặc 8.

Nhổ răng có thể khiến vùng xương hàm gần tai bị đau do các dây thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng

Cách điều trị khi há miệng ra bị đau hàm

Trên thực tế, nhiều trường hợp đau hàm khi há miệng có thể tự cải thiện mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng đau nhức diễn ra trong thời gian dài, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các biện pháp điều trị không xâm lấn hoặc xâm lấn như sau:

  • Điều trị không xâm lấn: Tạo dựng hành vi đúng cho cơ cổ và hàm, sử dụng máng đeo trong miệng để giảm lực tác động lên khớp, sử dụng một số loại thuốc, nắn chỉnh khớp cắn về trạng thái cân bằng và thư giãn cơ.
  • Điều trị có xâm lấn: Mài răng thật để khách hàng không cảm thấy cộm, vướng, giúp cử động của hàm dưới thoải mái hơn, chỉnh hình lại các răng mọc lệch lạc, niềng răng, phục hình răng mất, phẫu thuật khớp thái dương hàm.

Nắn chỉnh để đưa khớp cắn về trạng thái cân bằng

Bên cạnh đó, để phòng tránh há miệng ra bị đau hàm, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Làm sạch răng đúng cách, phòng tránh sâu răng, viêm nha chu.
  • Loại bỏ thói quen nghiến răng, nhai cắn đồ vật, siết chặt răng,…
  • Nhai đều cả hai bên hàm, không nên chỉ nhai 1 bên hàm, không há miệng quá lớn và lâu thường xuyên.
  • Nên thường xuyên duy trì hàm dưới trong tư thế nghỉ, thư giãn lưỡi, cơ.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress, xây dựng lối sống lành mạnh.

Trong mọi trường hợp bị đau hàm khi há miệng, bạn không nên tự ý nắn chỉnh hàm tại nhà mà nên tới phòng khám nha khoa để áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Thăm khám tại nha khoa để được tư vấn biện pháp điều trị thích hợp

Tại TPHCM, bạn có thể tới Nha khoa Nhân Tâm để được các bác sĩ giỏi chuyên môn và có hơn 25 năm kinh nghiệm tực tiếp thăm khám, tư vấn và lên kế hoạch chữa trị.

Nhờ hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Pháp, Đức,… công tác chẩn đoán, điều trị sẽ diễn ra chính xác và nhanh chóng hơn.

Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu giúp bạn tìm ra căn nguyên và khắc phục triệt để các vấn đề răng miệng đang gặp phải.

Há miệng ra bị đau hàm tưởng chừng là vấn đề nhỏ nhưng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong mọi trường hợp đau hàm, bạn không nên tự điều trị, nắn chỉnh khớp hàm tại nhà mà cần tới phòng khám nha khoa hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chữa trị đúng kỹ thuật.