Các phương pháp gắn răng khểnh
Hiện nay gắn răng khểnh dường như trở thành một xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Để thực hiện phương pháp, đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tính toán tỷ lệ thật chính xác của răng khểnh, sao cho hài hòa cân đối với khuôn mặt. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng phải thiết kế hình dáng răng khểnh tự nhiên nhất dựa trên tổng thể gương mặt.
Để thiết kế một chiếc răng khểnh theo mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn giữa 3 phương pháp phục hình răng thẩm mỹ sau:
Phương pháp đắp Composite
Sử dụng phương pháp đắp Composite để gắn răng khểnh
Đây được xem là phương pháp truyền thống và tương đối phổ biến. Chất liệu Composite có màu sắc tương tự răng thật, độ đẻo tương đối cao sẽ được bác sĩ sử dụng để trồng răng khểnh.
Dựa vào cấu trúc khuôn hàm, cũng như những góc cạnh trên khuôn mặt của mỗi người, bác sĩ sẽ căn chỉnh vị trí vật liệu thật sự cân đối với khuôn hàm. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tiến hành điêu khắc Composite nhằm tạo ra dáng răng khểnh phù hợp nhất với từng khách hàng.
Phương pháp cầu răng sứ
Đắp rănh nanh thứ 3 bằng phương pháp cầu răng sứ
Đối với phương pháp đắp răng nanh thứ 3 bằng cầu răng sứ, đầu tiên bác sĩ cần mài đi răng số 2. Sau đó tiến hành bọc 2 mão răng, 1 mão chụp lên răng nanh số 2 sau khi mài, cái còn lại là tạo hình của răng khểnh.
Bạn cần lưu ý, răng khểnh có đạt yêu cầu về thẩm mỹ hay không còn phụ thuộc nhiều ở khâu thiết kế và chế tạo. Chính bởi vì răng khểnh một khi đã lắp cố định vào răng thì rất khó để chỉnh sửa hay thay đổi, bác sĩ chỉ có thể thiết kế một cầu răng mới nếu muốn căn chỉnh lại. Vì thế, bạn nên cân nhắc lựa chọn thật kỹ địa chỉ nha khoa uy tín nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong một lần thực hiện.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép implant đang là phương pháp gắn răng khểnh hiện đại nhất. 1 răng implant có cấu tạo gồm trụ titan, khớp nối abutment cùng với mão răng sứ. Răng implant không chỉ vững chắc cùng với vẻ ngoài tự nhiên, mà còn giúp chức năng ăn nhai đảm bảo như răng thật. Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là không cần phải mài răng, bảo tồn răng thật tối đa.
Phương pháp cấy ghép răng khểnh cũng bao gồm các bước thực hiện giống như implant răng thông thường. Trước tiên, bác sĩ sẽ cấy trụ implant vào xương hàm. Sau một thời gian trụ implant đã tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khớp nối abutment cùng với mão răng sứ để tạo nên một chiếc răng khểnh phù hợp với khách hàng.
Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn trồng răng khểnh
Tất nhiên, sau khi đã gắn răng khểnh thì bạn sẽ sở hữu một nụ cười duyên dáng hơn, thẩm mỹ khuôn mặt được cải thiện. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn sẽ tiềm ẩn một số rủi ro nhất định trong quá trình thực hiện.
Trồng răng khểnh ẩn chứa một số rủi ro nhất định
Trước khi lắp răng khểnh, 2 răng thật bên cạnh chiếc răng khểnh phải được mài nhỏ đi, tạo khoảng trống phù hợp để lắp răng khểnh. Vì vậy, để thực hiện kỹ thuật này, yêu cầu bác sĩ phải dày dặn kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên sâu. Nếu bác sĩ không đạt những yêu cầu đó sẽ dễ làm mài mòn quá dộ men răng, về lâu dài sẽ khó để hồi phục lại như lúc đầu.
Bên cạnh đó, sau khi sở hữu răng khểnh, vấn đề thường gặp nhất là thức ăn dễ bị mắc lại dưới răng, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng, viêm nhiễm quanh răng.
Một số cách chăm sóc khi gắn răng khểnh
Sau khi trồng răng khểnh, bạn nên đặc biệt lưu ý những vấn đề về chăm sóc răng miệng, cũng như chế độ ăn uống để bảo tồn răng khểnh như:
Từ bỏ những thói quen xấu như nhai đá lạnh, ăn thức ăn quá cứng, dùng răng để mở nắp chai, mở bao bì thực phẩm…
Khi vệ sinh răng miệng, bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng. Thực hiện 2 đến 3 lần một ngày sau mỗi bữa ăn. Kết hợp sử dụng hỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Hạn chế dùng những thực phẩm có phẩm màu, uống trà, cà phê, rượu vang đỏ… Tuyệt đối không được hút thuốc lá.
Trên đây là những thôn tin mà bạn cần thiết phải nắm rõ trước khi quyết định gắn răng khểnh. Để được tư vấn cặn kẽ hơn, bạn nên liên hệ Nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ trực tiếp tư vấn nhé.