TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách phòng tránh và điều trị khi em bé bị sâu răng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,292
Em bé bị sâu răng là vấn đề phiền lòng đối với không ít phụ huynh. Sâu răng không chỉ khiến bé đau nhức mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và quá trình răng vĩnh viễn mọc lên sau này của trẻ. Vậy cần chữa trị thế nào khi trẻ nhỏ bị sâu răng và có những biện pháp nào để phòng tránh bệnh lý này ở trẻ nhỏ?

Em bé sâu răng là tình trạng xảy ra khá thường xuyên, vấn đề này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng và khả năng ăn nhai của trẻ nhỏ. Tùy vào mức độ sâu nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp, có thể là tái khoáng, trám răng hoặc nhổ răng nếu sâu răng đã ở giai đoạn nặng, lỗ sâu phá hủy gần hết thân răng. Để phòng tránh bệnh lý này, các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng của trẻ, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và đưa trẻ đi khám răng định kì.

Dấu hiệu nhận biết em bé sâu răng

Ban đầu, bệnh lý sâu răng chỉ biểu hiện bằng các đốm trắng ở răng. Về sau các triệu chứng sốt, mệt mỏi sẽ xuất hiện, màu sắc răng có thể chuyển sang đen hoặc nâu, nướu ở khu vực răng sâu thường bị sưng tấy.

Trẻ nhỏ bị sâu răng còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Răng nhạy cảm khi ăn nhai thức ăn lạnh hoặc nóng.
  • Trẻ tỏ ra đau nhức khi cắn hoặc nhai thức ăn.
  • Hơi thở có mùi.
  • Bé bị đau nhức răng không rõ lý do,…

Em bé sâu răng sẽ tỏ ra đau nhức khi nhai cắn thức ăn

Trẻ nhỏ bị sâu răng nên điều trị thế nào?

Khi nhận thấy trẻ nhỏ bị sâu răng sữa, cha mẹ nên đưa trẻ tới trung tâm nha khoa gần đây để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh lý sâu răng mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những biện pháp chữa trị sau đây:

Tái khoáng

Nếu răng của trẻ mới chỉ có dấu hiệu chớm sâu, các bác sĩ sẽ thực hiện tái khoáng men răng cho trẻ bằng các dung dịch fluoride, phosphate, calcium,… Từ đó ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại cho răng. Kỹ thuật này tiến hành khá đơn giản và không hề gây đau nhức cho trẻ.

Trám răng

Trám răng bằng Composite

Với các trường hợp có lỗ sâu nhỏ, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ mô răng bị sâu và phục hình lại bằng việc trám răng với vật liệu chuyên dụng trong nha khoa là Composite nhằm lấp kín lỗ hổng trên răng, khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.

Nhổ răng

Khi em bé sâu răng nặng, lỗ sâu đã ăn mòn hết thân răng, các kỹ thuật chữa trị bảo tồn răng không phát huy hiệu quả thì buộc phải nhổ bỏ răng để tránh ảnh hưởng tới các răng xung quanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Cách phòng tránh sâu răng ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh tình trạng trẻ nhỏ bị sâu răng, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

Ngay từ khi răng sữa chưa mọc, cha mẹ cần chú ý làm sạch nướu răng cho trẻ bằng gạc sạch hoặc miếng rơ lưỡi, nên tiến hành mỗi ngày 2 lần.

Răng sữa sẽ bắt đầu mọc lên từ tháng thứ 6, lúc này bé chưa thể tự vệ sinh răng, cha mẹ nên sử dụng bàn chải có đầu nhỏ với lông chải mềm, chải nhẹ nhàng trên răng để bé từ từ làm quen.

Tới khi bé lớn hơn, khoảng 3 – 4 tuổi, phụ huynh cần hướng dẫn bé chải răng đều đặn vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi thức dậy để phòng tránh bệnh lý về răng miệng.

Hướng dẫn bé chải răng đúng cách và thường xuyên

Xây dựng khẩu phần ăn phù hợp

Phụ huynh nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều thực phẩm có đường như kẹo, bánh, nước ngọt, đặc biệt là trước khi đi ngủ để tránh mảng bám hình thành gây sâu răng.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như phospho, vitamin, canxi,… cho bé thông qua bữa ăn hàng ngày, điều này sẽ giúp răng của bé chắc khỏe hơn.

Khám răng định kì

Cha mẹ nên đưa bé đi khám răng định kì để làm sạch răng và theo dõi sức khỏe răng miệng. Tại nha khoa, các bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng răng, lấy sạch mảng bám trên răng cho trẻ. Việc khám răng thường xuyên còn giúp phát hiện sớm và khắc phục kịp thời khi em bé sâu răng.

Trên đây là các thông tin về dấu hiệu nhận biết, cách chữa trị cũng như phòng tránh em bé bị sâu răng mà Nha khoa Nhân Tâm muốn gửi đến độc giả. Nếu còn băn khoăn gì liên quan đến chủ đề này, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé.