TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đau răng nổi hạch dưới hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 10,097
Đau răng nổi hạch dưới hàm là hiện tượng khi bạn gặp phải vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… Khi tình trạng viêm và số lượng vi khẩn trong miệng quá cao, cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào miễn dịch và thường hình thành các hạch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Đau răng nổi hạch dưới hàm không chỉ làm bạn đau nhức mà còn khiến bạn trở nên tự ti, không dám mở miệng giao tiếp. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bạn. Hãy cùng tìm hiểu đau răng nổi hạch có nguy hiểm và cách điều trị thế nào nhé.

Tác nhân gây đau răng nổi hạch dưới hàm

Gương mặt là nơi tập hợp của vô vàn dây thần kinh cùng với hệ thống hạch bạch huyết. Chúng có tác dụng kiểm soát dòng lưu thông của dịch bạch huyết cũng như chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ bên ngoài. Trong khi đó, hàm răng phía dưới lại là khu vực góc khuất rất khó vệ sinh sạch sẽ, là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn có hại, gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng cho răng. Tình trạng này khiến các hạch bạch huyết dưới cằm nằm sâu dưới da sưng tấy, nhô lên trên bề mặt da và gây ra đau răng nổi hạch dưới hàm.

Theo như thống kê thực tế, có đến 54% đối tượng bị đau răng nổi hạch là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi. Dưới đây là những một số bệnh lý về răng miệng phổ biến nhất mà bạn khiến cho răng bị đau:

  • Sâu răng
  • Viêm nha chu
  • Viêm chân răng
  • Viêm xương hàm
  • Viêm lợi
  • Viêm tuyến nước bọt
  • Răng khôn mọc lệch.

Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không?

Đau răng nổi hạch có thể làm mất răng vĩnh viễn

Khi hiện tượng đau răng đã phát triển đến mức lây lan xuống phần xương hàm ở dưới, gây ra hiện tượng nổi hạch dưới hàm thì chắc hẳn tình trạng viêm nhiễm lúc này đã khá nặng. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị.

Nếu không được điều trị kịp thời, cơn đau răng không dừng lại mà còn giúp vi khuẩn lây lan sang các răng lành khác, gây ra tình trạng hoại tử răng và mất răng vĩnh viễn.

Các phương pháp điều trị đau răng nổi hạch

Các bác sĩ nhờ có các trang thiết bị hiện đại với nhiều năm trong nghề, hoàn toàn có thể chữa trị tận gốc được tình trạng đau răng nổi hạch. Tuy nhiên, bạn nên đi khám càng sớm thì quá trình điều trị càng đơn giản, ít bị xâm lấn, bạn càng bớt đau và thời gian hồi phục cũng được rút ngắn lại đáng kể.

Sau khi đã xác định nguyên nhân, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Trám răng

Trám răng để tránh khi bị đau răng nhẹ

Đối với các khách hàng bị đau răng nổi hạch do sâu răng với kích thước không quá lớn, các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng phương pháp trám răng. Trước hết, bạn sẽ được nạo bỏ vết đen bằng các y cụ chuyên dụng. Tiếp theo đó là đắp bột nguyên liệu chuyên dụng để lấp đầy lỗ sâu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành chiếu đèn laser để cố định lại lớp trám bên trong hốc răng. Điều này nhằm đảm bảo hốc răng kín để vi khuẩn không còn môi trường phát triển và lây lan nữa.

Trích rạch mủ

Trám răng tuy hiệu quả nhưng chỉ đối với những bạn có tình trạng bệnh lý không quá nghiêm trọng. Trên thực tế, vẫn còn khá nhiều bạn chỉ đến thăm khám khi viêm nhiễm đã quá nặng, hình thành nên các ổ áp xe bên trong khoang miệng.

Lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng đến phương pháp trích rạch mủ, hay còn được gọi là dẫn lưu mủ để thu nhỏ lại kích thước túi nha chu. Đồng thời, loại bỏ cả mủ lẫn vi khuẩn ra khỏi khoang miệng. Bạn có thể giữ lại được chiếc răng cũ và tiến hành trám răng lại như phương pháp trên, thay vì phải trồng răng mới.

Phẫu thuật tái tạo

Khi ổ xương và mô nha chu đã bị phá hủy và tạo thành túi có mủ xung quanh răng thì đó là lúc vi khuẩn đã tích tụ thành ổ lớn. Một số trường hợp còn có thể cảm nhận được hiện tượng tiêu xương do vi khuẩn phá hủy các răng xung quanh. Răng sẽ có tình trạng lung lay nhiều gây khó khăn trong quá trình nhai, nuốt, nổi hạch dưới hàm. Lúc này, bác sĩ bắt buộc sẽ phải tiến hành phẫu thuật để phần xương và mô nha chu còn lại có thể được tái tạo trở lại. Nhằm giảm đau răng trong tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành bổ sung một số loại thuốc giảm đau cho bạn.

Nhổ và trồng răng mới

Nhổ răng và trồng răng mới khi sâu răng nặng

Khi răng bị lộ ra thân răng và không thể giữ lại được nữa, bác sĩ sẽ chỉ định phải nhổ bỏ những chiếc răng này đi để tránh tình trạng vi khuẩn lan rộng tới các răng xung quanh. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương, xô lệch răng hoặc lệch khớp cắn. Sau khi vết thương đã lành, bạn nên thực hiện tái khám để được bác sĩ trồng răng mới, thay thế cho những chiếc răng đã mất.

Phương pháp này cũng được áp dụng cho những trường hợp đau răng và nổi hạch dưới hàm do răng khôn mọc lệch.

Mong những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đau răng nổi hạch dưới hàm và cách điều trị. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ Nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn.