Đau răng cuối hàm dưới là tình trạng thường gặp ở nhiều người, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, mọc răng khôn,....
Vấn đề này khiến người mắc cảm thấy khó chịu và gây bất tiện không ít trong việc ăn uống, sinh hoạt thường ngày. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà cách điều trị sẽ khác nhau, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và tiến hành điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến đau răng cuối hàm dưới
Răng cuối hàm dưới có thể là răng khôn hoặc răng hàm lớn thứ 2 (răng số 7) nếu răng khôn chưa mọc.
Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành và không đảm nhận chức năng gì rõ ràng, kể cả ăn nhai hay thẩm mỹ.
Ngược lại, răng số 7 là chiếc răng hàm lớn đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng, giúp nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Bên cạnh đó, chúng cũng góp phần duy trì cấu trúc, thẩm mỹ gương mặt.
Có nhiều nguyên nhân gây đau răng cuối hàm dưới, trong đó một số nguyên nhân chính bao gồm:
Sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng. Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn trong miệng ăn mòn men răng, tạo thành các lỗ nhỏ.
Theo thời gian, các lỗ này sẽ phát triển lớn hơn và ăn sâu vào ngà răng, gây đau nhức nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Mọc răng khôn
Răng khôn là những chiếc răng mọc muộn nhất ở phía sau cùng của hàm. Vì không còn đủ diện tích trống trên cung hàm nên chiếc răng này thường mọc lệch, chen chúc, gây đau nhức và khó chịu.
Răng khôn mọc bất thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu
Viêm nướu
Viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm nướu răng. Viêm nướu có thể gây đau, sưng, đỏ và chảy máu nướu
Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến viêm nha chu, một bệnh lý nghiêm trọng có thể làm mất răng.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng. Viêm nha chu có thể gây đau, sưng, chảy máu nướu và thậm chí mất răng.
Nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng răng hoặc nướu ở khu vực góc hàm phía trong có thể dẫn đến cảm giác đau răng cuối hàm dưới.
Chấn thương
Các chấn thương, va đập, tai nạn ở vùng hàm mặt cũng có thể gây ảnh hưởng đến răng và khiến răng bị đau.
Đọc thêm: Giúp bạn giải đáp: Răng trẻ em bao nhiêu cái?
Triệu chứng đau răng cuối hàm dưới
Khi gặp phải những vấn đề nêu ở phần trên, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng:
- Đau nhức, ê buốt răng
- Sưng, đỏ nướu
- Chảy máu nướu
- Khó khăn khi ăn nhai
- Sốt
Đau nhức, ê buốt răng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày
Điều trị đau răng cuối hàm dưới
Để biết cách điều trị phù hợp, bạn cần đến phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân chính xác, xác định mức độ và tư vấn cụ thể.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:
Điều trị sâu răng
Sâu răng được điều trị bằng cách loại bỏ mô răng bị hư hại, sau đó trám răng hoặc bọc răng sứ.
Nếu tình trạng sâu đã lan vào tủy, bạn cần được lấy tủy răng, làm sạch ống tủy và trám bít lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Thông thường sau khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ tư vấn bạn bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
Điều trị viêm nướu
Tình trạng viêm nướu có thể thuyên giảm dần sau khi cạo vôi răng và chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách.
Điều trị mọc răng khôn
Nếu răng khôn mọc lệch, chen chúc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để không gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh và ngăn chặn các biến chứng khác.
Điều trị viêm nha chu
Viêm nha chu được điều trị bằng cách vệ sinh răng miệng hợp lý, sử dụng thuốc kháng sinh và đôi khi là phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng.
Điều trị nhiễm trùng
Nhiễm trùng răng hoặc nướu được điều trị bằng cách làm sạch ổ viêm nhiễm và sử dụng thuốc kháng sinh.
Điều trị chấn thương
Chấn thương răng hoặc hàm có thể khắc phục bằng cách nắn chỉnh răng hoặc phẫu thuật.
Thăm khám và điều trị tại nha khoa khi bị đau răng cuối hàm dưới
Trên đây là những thông tin bạn cần biết để kịp thời khắc phục khi gặp tình trạng đau răng cuối hàm dưới. Để được thăm khám miễn phí và chữa trị kịp thời, dứt điểm, bạn hãy đến ngay Nha khoa Nhân Tâm nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường về răng miệng nhé.