TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đau răng bị sốt tại sao không nên bỏ qua

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.112
Khi nói đến các vấn đề răng miệng, đau răng là một trong những điều phổ biến nhất mà ít nhiều chúng ta đã từng trải qua. Đau răng có thể dao động từ cảm giác khó chịu nhẹ đến đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến tâm trạng cả ngày của bạn. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau răng thường kèm theo sốt. Vậy nguyên nhân nào gây đau răng bị sốt? Có nguy hiểm không nếu bỏ qua cơn đau răng bị sốt? Làm sao để điều trị?

Nguyên nhân gây đau răng bị sốt

Đau răng bị sốt có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

Do mọc răng khôn, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch từ đó dẫn đến viêm lợi trùm, sốt cao.

Do sâu răng: Sâu răng nếu ở giai đoạn nhẹ thường không gây cảm giác đau nhức. Tuy nhiên nếu những vùng răng sâu không được điều trị kịp thời, về lâu dài sẽ gây nhiễm trùng nặng, sưng hàm, đau nhức và gây sốt, khó ăn nhai, nổi hạch…

Sâu răng có thể gây đau răng bị sốt

Do viêm tủy răng cấp: Nếu bạn bị sâu răng, chấn thương răng, răng bị gãy, sứt mẻ…có thể khiến tủy răng bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm tủy răng. Khi viêm tủy răng tiến triển ở giai đoạn cấp tính có thể kèm theo biểu hiện đau răng, sốt cao.

Áp xe răng: Đây là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm xảy ra khi bạn bị sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng, chấn thương răng nhưng không được điều trị kịp thời. Áp xe răng không chỉ khiến bạn cảm thấy đau nhức răng, nghiêm trọng hơn nó còn gây ra tình trạng sốt cao, răng lung lay, sức khỏe giảm sút.

Nguy hiểm tiềm ẩn khi bỏ qua cơn đau răng bị sốt

Đau răng bị sốt là vấn đề nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Nhiễm trùng lây lan: Đau răng gây sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng. Và nếu nhiễm trùng kéo dài có thể lan sang các mô xung quanh và đi sâu vào trong xương hàm gây chết tủy, tiêu xương thậm chí mất răng.

Nhiễm trùng không được điều trị có thể gây tiêu xương và mất răng

Nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng: Trong một số trường hợp cơn đau răng nếu không được điều trị có thể trở nên tồi tệ hơn, nặng nhất chính là nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong.

Nếu bạn bị đau răng nghiêm trọng, kéo dài hơn 1 ngày, kèm theo sốt cao từ 39 độ trở lên với các triệu chứng như: Đau ngực, khó thở, phát ban hoặc nôn mửa thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay lập tức để được điều trị sớm.

Cách điều trị đau răng bị sốt

Đau răng bị sốt ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Điều trị đau răng bị sốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trường hợp răng bị viêm tủy: Để tránh những phiền toái về sau, tốt hơn hết khi răng bị viêm tủy bạn nên điều trị sớm. Điều trị viêm tủy răng bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ những mô tủy đã nhiễm trùng sau đó làm sạch ống tủy và trám bít ống tủy. Cách làm này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các mảng bám.

Trường hợp đau răng bị sốt do răng sâu: Răng bị sâu cũng là trường hợp nên được chữa trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tủy răng. Khi đó quá trình chữa sâu răng sẽ phức tạp hơn. Để chữa sâu răng bạn có các lựa chọn như trám hoặc bọc răng sứ.

Nhiều người thường chọn trám răng để điều trị răng bị sâu

Đối với răng bị áp xe, viêm nha chu: Đây là bệnh lý cấp tính nên được can thiệp khẩn cấp. Nếu vùng răng bị áp xe xuất hiện các túi mủ, bác sĩ sẽ tiến hành rạch để dẫn lưu túi mủ ra ngoài.

Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Để thoát khỏi cơn đau do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, răng khôn bị sâu, răng khôn bị viêm nướu trùm…thì cách tốt nhất chính là nhổ bỏ răng khôn.

Đau răng khôn bị sốt sẽ trở nên nguy hiểm nếu bệnh lây lan sắc các bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc từ các nha khoa uy tín. Tránh việc tự ý mua thuốc về dùng bởi không phải tình trang đau răng nào cũng nên dùng thuốc để điều trị.

Bên cạnh đó, bạn có thể phòng tránh việc đau răng bị sốt bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đều đặn đánh răng ít nhất 2 lần/ngày kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng tối đa.
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn: Ưu tiên sử dụng những đồ ăn mềm, các loại rau xanh, ngũ cốc đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên tránh xa các loại đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng, quá cay, đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Hãy duy trì thói quen thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để giúp phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các vấn đề sức khỏe răng miệng.

Hy vọng sau khi đọc hết bài viết này bạn đã biết được nguyên nhân, rủi ro và cách điều trị khi đau răng bị sốt. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ Nha khoa Nhân Tâm qua hotline 1900 56 5678.