TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Biểu hiện sâu răng và giải pháp điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,043
Sâu răng là bệnh lý răng miệng xảy ra do vi khuẩn phân hủy đường trong thức ăn tạo ra axit, axit tấn công mô khoáng của răng gây ra những lỗ hổng trên bề mặt răng. Ê buốt, đau nhức từ nhẹ đến dữ dội, sưng hàm… là những biểu hiện sâu răng thường gặp.

Sâu răng nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Sâu răng là tiến trình diễn ra âm thầm và sẽ khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì lúc này sâu răng chưa có biểu hiện. Dần dần, lỗ sâu răng sẽ lớn dần và vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào bên trong cấu trúc của răng mà đau nhức là biểu hiện sâu răngbiểu hiện sâu răng thường gặp và dễ nhận biết nhất.

Nguyên nhân và biểu hiện sâu răng

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng là do vi khuẩn có trong khoang miệng phân hủy lượng đường trong thức ăn chứa đường mà chúng ta tiêu thụ, sản sinh ra axit làm bào mòn men răng và hình thành những lỗ li ti trên bề mặt răng. Sâu răng diễn ra theo tiến trình sau đây:

Khi chúng ta ăn thực phẩm chứa đường và tinh bột sẽ để lại các mảnh vụn thức ăn thừa nếu chúng ta không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Vi khuẩn trong miệng sẽ nhanh chóng ăn lượng thức ăn thừa này và tạo thành mảng bám. Theo thời gian, mảng bám sẽ bị vôi hóa bởi các thành phần khoáng chất trong nước bọt, tạo thành vôi răng. Vôi răng là lá chắn cho vi khuẩn.

Sâu răng sữa giai đoạn đầu

Cứ như vậy, vi khuẩn lại sinh sôi và phân hủy thức ăn thừa để tạo ra axit, lượng axit này sẽ bào mòn men răng và gây ra hiện tượng mất khoáng hóa mô răng, khiến răng trở nên yếu đi và hình thành lỗ hổng ở men răng. Giai đoạn này là giai đoạn sâu men răng, chưa có biểu hiện nên sẽ khó để chúng ta phát hiện và điều trị.

Khi men răng bị mài mòn, vi khuẩn và axit tiếp tục đi đến lớp ngà răng và gây sâu ngà răng. Ngà răng là các ống nhỏ tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh của răng nên khi bị sâu ngà răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ và ê buốt khi có các tác nhân kích thích như nhiệt độ nóng/ lạnh…

Sâu răng lan vào tủy răng

Giai đoạn sâu ngà răng, bệnh nhân sẽ không gặp nhiều khó chịu, chính vì vậy nhiều bệnh nhân vẫn chủ quan nên không kịp thăm khám và điều trị, vô tình tạo điều kiện cho sâu răng phát triển vào tủy răng, gây sâu tủy răng. Dấu hiệu sâu răng lan vào tủy thường gặp là cảm giác đau nhức thường xuyên ngay cả khi không có tác nhân kích thích, ê buốt răng, chảy máu răng. Khi tủy bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ đau nhức dữ dội, nặng hơn có thể dẫn đến viêm mô tế bào, áp-xe răng, khó há miệng, đau lan đến đỉnh đầu, sốt, nhiễm trùng máu, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Các biện pháp điều trị bệnh sâu răng

Tùy vào giai đoạn sâu răng và tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

Tùy vào giai đoạn sâu răng mà Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp

  • Điều trị bằng fluor: Phương pháp này nhằm bổ sung Flour giúp tái tạo mô khoáng cho răng trong giai đoạn sâu men răng mới chớm.
  • Trám răng sâu: Trám răng sâu áp dụng trong thường hợp sâu men hoặc sâu ngà răng, chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Vật liệu trám răng thẩm mỹ phổ biến là composite, giúp khôi phục hình dáng, khả năng ăn nhai mà vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Bên cạnh đó, trám sứ Inlay – Onlay cũng là phương pháp lý tưởng trong phục hình răng bị sâu.

Trám sứ Inlay – Onlay cho răng sâu

  • Bọc răng sứ: Trường hợp sâu răng lan vào tủy, Bác sĩ cần kết hợp chữa sâu răng với điều trị tủy để loại bỏ phần tủy răng bị viêm hoặc hoại tử để giúp bệnh nhân thoát khỏi những biểu hiện sâu răng như đau nhức, khó ăn nhai,… Răng sau điều trị tủy rất dễ vỡ nên cần phục hình bằng phương pháp bọc răng sứ để bảo vệ phần răng thật bên trong.
  • Nhổ răng sâu: Áp dụng đối với những bệnh nhân sâu răng nghiêm trọng không thể hồi phục. Lúc này, cần nhổ bỏ răng sâu để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, sâu răng diện rộng…

Khách hàng tại Nhân Tâm được chăm sóc tận tâm và chu đáo

Những biểu hiện sâu răng khiến chúng ta rất lo lắng, nhưng sâu răng hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu chúng ta thăm khám và điều trị tại trung tâm nha khoa uy tín, tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ trong cách vệ sinh răng miệng và chăm sóc răng hàng ngày.