TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đau quai hàm bên phải - Dấu hiệu và biện pháp giảm đau

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 14,527
Đau quai hàm bên phải là triệu chứng cực kỳ dễ gặp. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như cách điều trị, mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin về đau quai hàm bên phải trong bài viết dưới đây với những lời giải đáp chi tiết nhất.

Đau quai hàm bên phải đột ngột có thể là dấu hiệu báo động về bệnh lý. Mọi người thường cho rằng đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh về nha khoa như áp xe xoang hoặc răng. Thực tế đau hàm có thể do một số nguyên nhân khác nhau. Vậy đau bên quai hàm bên phải là bệnh gì và nên chữa như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết sau!

Đau quai hàm bên phải là bệnh lý gì?

Hàm là cấu trúc gồm những khớp thái dương bên phải và bên trái, cơ hàm và răng. Sự vận động và liên kết giữa các bộ phận sẽ giúp răng của hai hàm khớp lại khi ăn nhai, việc giao tiếp dễ dàng hơn.

Nếu những bộ phận trên gặp vấn đề thì khi bạn há miệng sẽ bị hạn chế và đau quai hàm. Ban đầu những cơn đau sẽ rất nhẹ và chỉ xuất hiện đột ngột và tự biến mất. Nhưng sau một thời gian thì các cơn đau sẽ ngày càng dữ dội, kéo dài dai dẳng suốt nhiều ngày. Khi đó chức năng của quai hàm sẽ bị suy giảm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp.

Đau quai hàm bên phải là bệnh lý gì

Dấu hiệu của đau quai hàm bên phải

– Các bạn sẽ cảm thấy đau, căng tức chỗ hàm bên phải. Dấu hiệu đau này có thể xuất hiện rất tự nhiên ngay khi bạn nghỉ ngơi hoặc đau mỗi khi ăn nhai, vận động hàm.

– Sờ vào vùng trước tai bên phải thấy có gồ xương (lồi cầu xương hàm dưới) nổi cao hơn so với bên còn lại.

– Không thể há miệng thật lớn, há lớn thì sẽ đau và rất khó ăn đồ dai cứng.

– Đau đầu, đau vai gáy mãn tính hoặc các dấu hiệu mới chớm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

– Đau quai hàm bên phải có thể khiến bạn bị lệch mặt, biến dạng hoặc lùi cằm tiến triển.

Mọi người thường tìm đến bác sĩ khi bị hạn chế khả năng há miệng, đau mỗi khi nhai vận động hàm. Khi thăm khám, bác sĩ có thể sẽ phát hiện ra nhiều triệu chứng khác như sau:

– Sờ thấy đau ở vùng cơ cắn, cơ thái dương, cơ ức đòn, cơ dưới móng, cơ nâng đầu cổ, cơ vùng vai hoặc các điểm kích đau.

– Một số triệu chứng đi kèm với đau hàm phải thường gặp như ù tai, mờ mắt, khó nuốt, ngủ ngáy hoặc nghiến răng…

– Đau viêm bắt nguồn từ việc răng khôn mọc lệch, viêm tủy răng, các nốt nhiệt miệng…

– Viêm tuyến nước bọt ở mang tai

– Ung thư vòm hoặc ung thư lưỡi…

Chẩn đoán bệnh đau quai hàm bên phải

Đau quai hàm muốn được chẩn đoán chính xác thì cần phải thông qua việc thăm khám với bác sĩ. Đa số các cơn đau quai hàm sẽ không liên quan đến trường hợp như đau tim, nhưng cảm giác khó chịu sẽ kéo dài kèm theo các biểu hiện như: khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi hột,… cần phải thăm khám ngay lập tức. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau quai hàm bên phải thì bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện các xét nghiệm như sau:

Khám chẩn đoán lâm sàng

Việc thăm khám lâm sàng sẽ bao gồm những đánh giá sơ bộ về tình trạng dây thần kinh, xương cổ, hàm, miệng và cơ bắp của bạn.

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Chụp X-quang hoặc MRI để có được hình ảnh khớp quai hàm, xem chúng có đang bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương như thế nào.

Chẩn đoán bệnh đau quai hàm bên phải

Làm xét nghiệm máu

Sau khi đã trải qua quá trình thăm khám và làm xét nghiệm, nếu bác sĩ vẫn còn nghi ngờ về một nguyên nhân nào đó. Thì bác sĩ có thể chỉ định mọi người thực hiện thêm các xét nghiệm khác để có đủ cơ sở kết luận về căn bệnh. Từ đó sẽ đưa ra liệu trình chữa trị phù hợp và mang lại hiệu quả nhất.

Biện pháp giảm đau quai hàm tạm thời tại nhà

Để chấm dứt cơn đau quai hàm tạm thời bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm đau như sau:

Chườm nóng hoặc lạnh

Bạn hãy đặt vài viên đá nhỏ vào trong túi nhựa rồi dùng khăn để bọc ở ngoài để áp lên vùng hàm bị đau khoảng 10 phút. Nên để cơ mặt được thả lỏng trong 10 phút rồi mới thực hiện chườm tiếp để không làm da bị bỏng lạnh.

Thêm vào đó, bạn có thể thực hiện chườm ấm bằng cách nhúng khăn vào nước ấm, vắt ráo rồi áp khăn lên vùng hàm bị đau. Cách này có thể giúp cơ hàm được thư giãn, từ đó giảm đau. Bạn cần lặp lại thao tác trên nhiều lần để duy trì được nhiệt độ cần thiết.

Massage cơ hàm bị đau

Bạn hãy nhấn vào các vị trí hàm bị đau bằng ngón trỏ và ngón giữa. Xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn từ 5 – 10 vòng rồi thử cử động miệng. Lập lại nhiều lần động tác này cho đến khi cơn đau được thuyên giảm. Việc massage các cơ ở bên cổ cũng có thể hỗ trợ giảm đau cơ hàm khá tốt.

Điều trị đau quai hàm bên phải tại nha khoa

Nếu cơn đau quai hàm bên phải ở tình trạng nhẹ, cơn đau không thường xuyên và liên tục thì các bạn có thể điều trị tại nhà nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau để có liệu trình hướng dẫn và điều trị khoa học. Nếu đau quai hàm xuất phát từ các bệnh răng miệng, mọi người sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp: niềng răng, nhổ răng hoặc chỉnh khớp cắn,…

Điều trị đau quai hàm bên phải tại nha khoa

Phòng ngừa đau quai hàm hiệu quả

– Nếu thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau nhức quai hàm thì bạn hãy ngưng ngay việc dùng răng cắn vật cứng,…

– Khi ngáp, bạn nên dùng tay đỡ hàm dưới.

– Hãy đến nha khoa để tìm giải pháp nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ.

– Để cho hàm duy trì ở trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn cơ quai hàm liên tục.

– Nên ăn nhai đều ở 2 bên, không nên nhai 1 bên làm đau quai hàm vùng còn lại.

Thông tin chi tiết về đau quai hàm bên phải đã được chia sẻ đầy đủ ở trên. Nếu bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau quai hàm bên phải thì hãy nhanh chóng hãy đến Nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ khám và tư vấn nhanh nhất!