TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đánh răng bị chảy máu – Chớ xem thường!

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 770
Đánh răng bị chảy máu là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Nguyên nhân thường là do sử dụng các loại bàn chải quá thô cứng hoặc do chải răng quá mạnh, không đúng cách trong quá trình vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý nguy hiểm.

Nhiều người cho rằng, đánh răng bị chảy máu là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, nếu bị chảy máu chân răng khi đánh răng thường xuyên thì rất đáng lo.

Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách điều trị kịp thời.

Đánh răng bị chảy máu là do đâu?

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng khá phổ biến, thường được nhiều người bỏ qua. Nhưng nếu việc chảy máu khi đánh răng kéo dài thì lại là vấn đề cần được lưu tâm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách như: sử dụng bàn chải có lông quá cứng và thực hiện chải răng quá mạnh, chải không đúng chiều, chải quá nhiều lần trong ngày,… là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng nướu bị tổn thương và chảy máu.

Do đó, bạn cần chú ý lựa chọn bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ và chải răng một cách nhẹ nhàng, đưa bàn chải chuyển động tròn hoặc theo chiều dọc, chải răng 2 lần/ngày và mỗi lần khoảng 2 – 3 phút là tốt nhất.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng cũng có thể gây tổn thương nướu, làm to kẽ răng khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, dẫn đến chảy máu chân răng.

Vệ sinh răng miệng sai cách là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu chân răng

Viêm nướu, viêm nha chu

Mảng bám lâu ngày không được làm sạch sẽ hình thành vôi răng. Vôi răng nếu để lâu ngày sẽ là tác nhân gây nên bệnh viêm nướu, nguy hiểm hơn là viêm nha chu. Các bệnh lý này cũng có khả năng gây chảy máu khi đánh răng. Bởi khi nướu bị viêm nhiễm thường sẽ sưng đỏ, dễ bị tổn thương khi va chạm nhẹ.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đánh răng theo khoa học

Bệnh về gan

Đánh răng bị chảy máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang mắc các bệnh lý về gan. Bởi gan cũng là bộ phận tham gia vào quá trình làm đông máu, vì thế nên khi mắc bệnh về gan đều ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của gan, trong đó có chảy máu răng.

Cơ thể thiếu vitamin

Thói quen ăn uống thiếu chất, đặc biệt là vitamin C và vitamin K cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Bởi đây là những loại vitamin có tác dụng hỗ trợ quá trình đông máu. Đặc biệt, những người dùng kháng sinh dài ngày có thể gây thiếu hụt vitamin K, gây tổn thương lợi và dẫn đến chảy máu.

Do đó, khi đánh răng bị chảy máu, bạn hãy cung cấp thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày những món ăn chứa nhiều vitamin C, K.

Việc thiếu hụt vitamin C, K có thể gây chảy máu chân răng

Cách khắc phục tình trạng chảy máu khi đánh răng

Khi đánh răng bị chảy máu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để khắc phục:

Súc miệng bằng nước muối

Muối có khả năng kháng viêm, khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Bạn có thể pha nước muối ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ 0.9% để súc miệng vài lần trong ngày.

Sử dụng tinh dầu bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chứa các thành phần có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong miệng, đồng thời giảm sưng viêm rất tốt và còn giúp hơi thở của bạn trở nên thơm mát.

Bạn chỉ cần thoa trực tiếp tinh dầu lên vùng nướu bị tổn thương, sử dụng ngón trỏ massage một cách nhẹ nhàng. Kiên trì áp dụng 2 lần/ngày sẽ thấy được hiệu quả như mong muốn.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm sưng viêm rất tốt

Thăm khám tại nha khoa

Nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất bạn nên tìm đến nha khoa gần nhất và uy tín nhất để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Nếu chảy máu do các bệnh lý thì bác sĩ có thể thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp kê thêm thuốc giảm sưng viêm để điều trị triệt để các bệnh lý đó.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề đánh răng bị chảy máu. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm theo số Hotline 1900 56 5678 để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.