Chữa nhiệt miệng bằng mật ong là biện pháp trị bệnh dân gian đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể thoa trực tiếp lên nốt nhiệt, ngậm mật ong trong miệng hoặc sử dụng kết hợp với tinh bột nghệ. Chỉ sau vài ngày áp dụng, các nốt nhiệt của bạn sẽ khỏi hoàn toàn mà không gây ra bất cứ biến chứng nào.
Bí quyết chữa nhiệt miệng bằng mật ong theo dân gian
Mật ong được xem là “bảo vật” do thiên nhiên ban tặng, chúng đem lại rất công dụng đối với sức khỏe con người như thúc đẩy quá trình lành thương, giảm sưng tấy, cầm máu, kháng viêm, giảm đau. Uống loại nguyên liệu này còn giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, đau bụng, ngộ độc thực thực phẩm,…
Với chứng nhiệt miệng, các vết sưng đỏ, lở loét trong miệng sẽ được chữa lành nhanh chóng sau khi sử dụng mật ong. Theo kết quả nghiên cứu, khi thoa mật ong nguyên chất lên các nốt nhiệt miệng trong 8 ngày liên tiếp, mỗi ngày vài lần thì những nốt nhiệt sẽ lành hoàn toàn và không kéo theo bất kì biến chứng nào.
Ngoài ra, mật ong còn có công dụng giảm đau nhanh và tiêu diệt hoặc ức chế đa số các loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe. Vị của loại dược liệu này lại ngọt dịu nên rất dễ sử dụng.
Bạn có thể áp dụng chữa nhiệt miệng bằng mật ong theo các cách sau:
Trực tiếp thoa mật ong lên nốt nhiệt
Thoa trực tiếp lên nốt nhiệt là cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong đơn giản nhất
Sau khi dùng bữa, bạn lấy một chiếc tăm bông nhúng vào mật ong rồi chấm lên nốt lở loét, nhiệt miệng, nên chấm nhiều nhiều lần để các dưỡng chất thấm vào bên trong vùng niêm mạc bị thương tổn trong vòng 3 – 4 phút rồi dùng nước sạch rửa lại. Ngay sau lần sử dụng đầu tiên, cảm giác đau rát đã thuyên giảm dần. Áp dụng trong một vài ngày liên tục, chứng nhiệt miệng sẽ khỏi hoàn toàn.
Ngậm mật ong trong miệng
Ngoài việc bôi trực tiếp, bạn cũng có thể sử dụng dược liệu trên để súc miệng, hãy đảo nhiều lần quanh khu vực vết thương trong vòng 1 – 2 phút. Sau khi ngậm xong bạn có thể nuốt, điều này cũng có lợi đối với dạ dày.
Cách làm này vô cùng đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh. Chỉ sau 3 ngày thực hiện, các nốt nhiệt của bạn sẽ khỏi hoàn toàn. Một điều cần chú ý là bạn phải súc miệng lại bằng nước sạch để tránh lượng đường trong mật ong lưu lại trên răng.
Sử dụng mật ong và tinh bột nghệ
Sử dụng mật ong và tinh bột nghệ điều trị nhiệt miệng
Thành phần của tinh bột nghệ chứa chất kháng khuẩn, giúp thương tổn lành lại nhanh chóng. Việc kết hợp tinh bột nghệ với mật ong sẽ làm gia tăng hiệu quả điều trị nhiệt miệng.
Bạn chỉ cần trộn 2 nguyên liệu trên lại với nhau thành hỗn hợp sền sệt và thoa lên khu vực bị nhiệt, giữ khoảng 2 đến 3 phút sau đó dùng nước sạch súc lại miệng là được. Tiến hành mỗi ngày 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Với những nốt nhiệt mới và nhỏ thì cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong sẽ giúp bạn giải quyết chúng rất nhanh, nhưng với tình trạng lở loét lớn thì thời gian lành thương sẽ chậm hơn nên bạn cần thực hiện liên tục nhiều ngày để vết thương lành hẳn.
Một số biện pháp chữa nhiệt miệng khác
Sản phẩm trị nhiệt miệng khác trên thị trường
Ngoài cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc bôi, thuốc xịt, nước súc miệng giúp điều trị tình trạng này. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần được bác sĩ nha khoa hoặc dược sĩ chỉ dẫn cụ thể, nếu không có thể khiến hiện tượng nhiễm trùng lây lan rộng hơn.
Những loại thuốc điều trị này cũng có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn nên bạn không được lạm dụng.
Để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây nhiệt miệng bạn cần chú ý đến vấn đề ăn uống, giải nhiệt cơ thể, tránh tâm trạng căng thẳng, lo lắng và loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại trong khoang miệng.
Một vấn đề quan trọng nữa là bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ tại nhà bằng việc chải răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa,… Và cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa để ngăn chặn sự tích tụ và tấn công của vi khuẩn gây hại.
Nên cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong có độ an toàn cao, cách làm đơn giản và phù hợp với hầu hết tất cả mọi người. Nhưng để chữa trị tận gốc và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để giải quyết nguyên nhân gây bệnh, thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng sao cho phù hợp.