Chảy máu nướu răng có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng sai cách, bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, thiếu hụt dưỡng chất,… Lúc này bạn nên tới trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Cùng với việc điều trị tại nha khoa, bạn cũng cần xây dựng khẩu phần ăn khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách và bỏ thói quen hút thuốc lá để ngăn ngừa chảy máu nướu và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chảy máu nướu răng
Nướu răng dễ chảy máu do một số nguyên nhân sau đây:
- Vệ sinh răng sai cách: Nếu bạn chải răng quá mạnh hoặc thường xuyên chải răng theo chiều ngang thì rất dễ làm nướu bị tổn thương và chảy máu.
- Viêm nướu: Nướu răng đã viêm thường dễ chảy máu khi ăn uống, chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc có các kích thích khác. Đi kèm với đó là những biểu hiện nướu đổi màu, sưng phồng, nặng hơn có thể tạo thành túi mủ giữ nướu và răng.
Viêm nướu gây chảy máu nướu răng
- Viêm nha chu: Tình trạng viêm nướu kéo dài sẽ dẫn đến viêm nha chu khiến các tổ chức dưới nướu như xương ổ răng, cement, dây chằng dần tiêu biến, gây ra tụt nướu, nặng hơn có thể mất răng.
- Nguyên nhân khác: Chảy máu nướu răng cũng có thể do thiếu canxi, vitamin và một số dưỡng chất cần thiết khác như chất xơ, vitamin,… những người thiếu vitamin C, K có nguy cơ viêm lợi, chảy máu chân răng cao hơn những đối tượng khác.
Biện pháp điều trị chảy máu nướu răng
Quá trình chữa trị bệnh lý liên quan tới nướu răng như viêm nha chu, viêm nướu tại nha khoa sẽ được tiến hành qua 2 giai đoạn:
Chữa trị sơ khai
Trước tiên, các yếu tố bất lợi cho điều trị chuyên sâu sẽ được loại bỏ bằng cách:
- Cạo vôi răng
- Chỉnh sửa hoặc loại bỏ miếng trám răng không chuẩn xác.
- Chỉnh sửa hoặc loại bỏ những phục hình sai kỹ thuật.
- Cố định răng bị lung lay.
- Nhổ răng trong trường hợp không thể bảo tồn được nữa.
Cần cạo vôi răng nếu nướu răng bị chảy máu do mảng bám, vôi răng tích tụ lâu ngày
Với những khách hàng bị chảy máu nướu răng do mảng bám tích tụ, vệ sinh, chăm sóc răng miệng kém thì sau khi cạo vôi răng, nướu sẽ hồi phục trở lại và khỏe mạnh như lúc đầu. Vì vi khuẩn trong vôi răng, mảng bám là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh về nướu.
Chữa trị chuyên sâu
Các biện pháp chữa trị bệnh về nướu đều nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại. Những kỹ thuật thường được áp dụng là rạch áp xe, đánh bóng bề mặt răng, nạo mủ,…
Nếu khách hàng có tình trạng nướu răng dễ chảy máu do thiếu hụt chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ tư vấn những loại dưỡng chất, thực phẩm cần bổ sung, giúp khách hàng xây dựng khẩu phần ăn khoa học và phù hợp hơn.
Người có nướu răng dễ chảy máu nên chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Hướng dẫn chăm sóc khi bị chảy máu nướu răng
Trường hợp có biểu hiện chảy máu nướu răng mà chưa thể tới nha khoa thăm khám, chữa trị thì bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
Vệ sinh răng đúng cách
Bạn cần chải răng hàng ngày, mỗi ngày 2 lần bằng lực chải vừa phải với bàn chải lông mềm. Không chải răng quá mạnh theo chiều ngang vì điều này sẽ gây thương tổn nướu và khiến men răng bị bào mòn nhanh hơn.
Cùng với đó, bạn nên chải răng sau khi ăn đồ ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, các loại hạt,… Và tương tự đối với các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai lang, bánh mì, yến mạch,…
Ngoài chải răng, bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám trong kẽ răng.
Vệ sinh răng đúng cách và thường xuyên để ngăn ngừa chảy máu nướu răng
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước để hỗ trợ làm sạch khoang miệng.
Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh, nước ngọt có gas,… Sau khi ăn chanh, cam, bưởi hoặc các món ăn có tính axit cao khác, bạn nên uống nước hoặc súc miệng để làm giảm lượng axit trong miệng.
Không hút thuốc lá
Theo kết quả từ các nghiên cứu, những chất trong thuốc lá sẽ khiến nướu răng không hấp thụ được dưỡng chất làm nướu răng dễ chảy máu và suy yếu đi.
Nắm rõ nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc khoa học sẽ giúp bạn ngăn ngừa và điều trị chảy máu nướu răng hiệu quả, triệt để nhất. Khi phát hiện nướu răng có triệu chứng chảy máu, bạn hãy tới ngay trung tâm nha khoa uy tín để khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời nhé.