TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cắt lợi có đau không? Có ảnh hưởng tới việc ăn uống không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,335
Cắt lợi có đau không? Câu hỏi này được rất nhiều khách hàng để tâm khi đang gặp các bệnh lý về răng lợi hoặc có nhu cầu thẩm mỹ răng. Cắt lợi được xem là kỹ thuật thẩm mỹ có độ an toàn và tính hiệu quả cao, giúp khách hàng giải quyết nhiều bệnh lý và thăng hạng nụ cười nhanh chóng. Đây cũng chính là lý do phương pháp này được áp dụng rất phổ biến trong nha khoa hiện nay. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp các băn khoăn thường gặp về biện pháp cắt lợi.

Cắt lợi có đau không? Cắt lợi là một can thiệp dao kéo tác động trực tiếp tới mô lợi, nướu nên sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ không quá nghiêm trọng vì đã có sự hỗ trợ của thuốc tê, công nghệ nha khoa hiện đại và bàn tay khéo léo của các bác sĩ. Lựa chọn đúng các trung tâm nha khoa chất lượng cao, bạn sẽ thấy quá tình cắt lợi sẽ diễn ra rất nhanh chóng, nhẹ nhàng và hiệu quả.

Thế nào là cắt lợi? Khi nào cần cắt lợi

Cắt lợi hay cắt nướu là một kỹ thuật điều trị trong nha khoa nhằm loại bỏ một phần mô nướu, mô lợi trên thân răng.

Biện pháp này thường được chỉ định với mục đích loại bỏ mô lợi bị viêm nhiễm hoặc bị thừa gây nên hiện tượng cười hở lợi. Cụ thể các trường hợp thường được chỉ định cắt nướu bao gồm:

Cười hở lợi

Được đánh giá là biện pháp thẩm mỹ tối ưu đối với những người có răng quá ngắn, mất sự cân bằng tự nhiên về kích thước và tính thẩm mỹ của gương mặt khi cười.

Cắt lợi điều trị cười hở lợi

Đây là một tiểu phẫu không quá phức tạp nhưng đòi hỏi tính tỉ mỉ cao. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa để loại bỏ một phần lợi với mục đích làm phần thân răng lộ ra ngoài dài hơn. Trên thực tế, kỹ thuật này đang được ứng dụng rất phổ biến và đã đem lại nụ cười hoàn hảo hơn cho hàng triệu người.

Cắt lợi trùm

Tình trạng lợi trùm khiến không ít người gặp khó khăn trong hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Lợi trùm lên thân răng còn khiến bạn thường xuyên cắn phải nướu, gây chảy máu, tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng nướu.

Hiện tượng này rất phổ biến ở những người mọc răng khôn (răng số 8), một phần nướu bao trùm gần hết bề mặt răng, cả trở răng phát triển, tạo ra giác đau nhức, khó chịu.

Nên cắt lợi khi bị lợi trùm răng khôn

Cắt lợi trùm là biện pháp điều trị mà bạn nên tham khảo nếu gặp tình huống này. Nếu cần thiết có thể nhổ bỏ cả chiếc răng khôn đó.

Viêm lợi

Đối với các khách hàng bị viêm lợi nặng, dần chuyển sang giai đoạn mạn tính, không thể điều trị bằng những biện pháp thông thường như bổ sung dưỡng chất nâng cao đề kháng, dùng thuốc kháng sinh,… Thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt nướu.

Lợi phì đại do u

Khi hiện tượng viêm chuyển biến nặng, sự tấn công của vi khuẩn khiến nướu bị kích ứng, phát triển bất thường thì có thể xuất hiện khối u phì đại.

Đây là tình trạng đáng lo ngại vì chúng lây lan nhanh, có thể làm sưng tấy lợi cả hàm và kéo theo nhiều biến chứng phức tạp khác.

Việc uống thuốc lúc này chỉ có tác dụng giảm ê buốt, đau nhức tạm thời chứ không thể chữa trị điểm. Khi gặp tình trạng này, cắt nướu là giải pháp tốt nhất.

Cắt lợi là giải pháp tối ưu khi có u phì đại ở lợi

Cắt lợi có đau không?

Cắt lợi là một can thiệp dao kéo tác động trực tiếp tới mô lợi, nướu nên sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá nặng nề và trong quá trình tiểu phẫu, bạn sẽ được gây tê để cảm thấy thoải mái hơn.

Khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác đau sẽ xuất hiện và bạn nên chườm lạnh hoặc sử dụng các thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.

Sau khi cắt nướu 3 – 4 ngày, cảm giác đau nhức vẫn còn nhưng đã thuyên giảm nhiều. Hiện tượng chảy máu vẫn có thể diễn ra trong thời gian này. Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng và vết thương, không nên tự ý sử dụng các chất sát trùng khác.

Súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng và vết thương sau cắt lợi

Vết thương sẽ lành lại và cơn đau sẽ chấm dứt hoàn toàn sau khoảng 7 ngày. Đây cũng là lúc bạn nên quay lại nha khoa để tái khám và lấy cao răng, phòng tránh hiện tượng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng cần phải can thiệp vào xương thì quá trình hồi phục có thể cần tới 2 tuần. Sau thời gian này, bạn sẽ không cảm thấy đau nữa và có thể ăn uống bình thường.

Như vậy, băn khoăn cắt lợi có đau không của bạn đã được giải đáp rồi đúng không nào. Với sự hỗ trợ của thuốc tê, công nghệ nha khoa hiện đại và bàn tay khéo léo của các bác sĩ Răng Hàm Mặt giỏi TPHCM tại Nha khoa Nhân Tâm, quá tình cắt lợi sẽ diễn ra rất nhanh chóng và nhẹ nhàng. Vậy nên đừng vì tâm lý sợ đau mà trì hoãn việc điều trị nhé.