TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cần phải làm gì khi bị đau nhức răng hàm trong cùng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 24.181
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau nhức răng hàm trong cùng. Điều trị tình trạng này không khó nếu bạn biết được nguyên nhân cụ thể. Bài viết này sẽ giải đáp vấn đề đau nhức răng hàm trong cùng nên làm gì nhé!

Đau răng hàm là hiện tượng mà người lớn lẫn trẻ em đều có thể gặp phải. Đây là dấu hiệu của những bệnh lý về răng miệng và những nguy cơ tiềm ẩn. Hôm nay nha khoa Nhân Tâm sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân, cách điều trị đau nhức răng hàm trong cùng nhé.

Tại sao lại bị đau nhức răng hàm trong cùng?

Hiện tượng đau nhức răng hàm trong cùng thường xuất phát từ một số nguyên nhân cụ thể. Có thể là do những bệnh lý về viêm nhiễm răng miệng như viêm lợi, viêm xung quanh răng. Nhưng đau nhức răng hàm trong cùng thường là do răng khôn mọc lên tạo thành.

Răng khôn còn có tên gọi là răng số 8, chiếc răng mọc ở phía trong cùng của mỗi hàm răng. Chúng thường mọc ở người có độ tuổi khoảng 18 – 25 tuổi. Thông thường, trên cung hàm của mỗi người sẽ mọc 4 chiếc răng khôn. Cũng có một số người không có răng khôn do bị thiếu khuyết mầm răng.

Có một điều mà hầu như những ai mọc răng khôn cũng đều gặp phải chính là hiện tượng răng khôn bị mọc lệch hoặc mọc ngầm. Chiếc răng này sẽ mọc khi bạn đã ở tuổi trưởng thành, lúc này xương hàm của chúng ta đã cứng chắc và phát triển đầy đủ. Cho nên sẽ không còn đủ chỗ để răng khôn mọc, vì thế chúng thường có xu hướng đâm xiên lệch lạc ra chỗ răng khác hoặc không thể mọc lên được.

Dù răng khôn có mọc thẳng thì tình trạng nhức răng hàm trong cùng vẫn sẽ xảy ra. Bởi vì khi mọc chúng sẽ tách mô nướu và trồi ra ngoài, các bạn sẽ cảm thấy đau nhức khá nhiều.

Một số nguyên nhân gây đau nhức răng hàm trong cùng

Đau răng hàm sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do các bệnh lý về răng miệng. Sau khi xác định được nguyên nhân chính xác gây đau sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp chữa trị nhanh chóng. Dưới đây là các yếu tố gây nên tình trạng này nhé.

Do sâu răng

Sâu răng là một trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến đau nhức răng hàm phổ biến. Răng bị sâu bởi vì vi khuẩn tấn công vào lớp men răng. tiến sâu vào ngà răng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu cho mọi người. Nếu để lâu, sâu răng xâm nhập vào tủy răng, cảm giác đau đớn sẽ tăng lên gấp đôi. Lúc đó, lớp vỏ cứng bên ngoài răng đã bị phá hủy, không còn có khả năng bảo vệ tủy răng làm cho răng trở nên nhạy cảm.

Do sâu răng

Bệnh lý về nướu

Những bệnh lý về nướu răng như viêm nha chu, viêm nướu cũng có thể là nguyên nhân gây đau lợi, răng hàm với nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng này kéo dài không được điều trị đúng cách rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng dẫn tới nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn.

Do áp xe răng

Áp xe răng hàm cũng là tình trạng nhiễm khuẩn khá nghiêm trọng, chúng sẽ lây lan sự đau đớn tới chân răng hàm và những khu vực khác. Ngoài việc gây ra đau nhức, áp xe răng có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm về sau như viêm tủy răng, viêm hạch, viêm xương hàm và mất răng.

Do mọc răng khôn

Mọc răng khôn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau hàm răng. Vì răng khôn là những chiếc răng cuối cùng mọc lên khi chúng ta đã trưởng thành nên khi mọc chúng sẽ gây sưng nướu và làm cho răng hàm nằm kế bên cũng bị đau nhức. Trong trường hợp răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm, chúng thường có khả năng đâm vào răng hàm khiến răng hàm bị lung lay dữ dội.

Mọc răng khôn

Thêm vào đó, vì răng khôn nằm ở vị trí xa nhất nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Lâu dần, vi khuẩn sẽ tích tụ gây viêm nhiễm ở khu vực này làm tình trạng đau buốt răng hàm trở nên trầm trọng.

Do bị gãy răng

Khi bạn gặp tai nạn hoặc chấn thương, răng hàm có thể bị nứt hoặc gãy. Lúc này phần ngà răng đã bị lộ ra ngoài, thậm chí chúng có thể làm ảnh hưởng đến tủy răng, tác động đến các dây thần kinh ở xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng răng hàm lung lay, đặc biệt là khi nhai thức ăn.

Quy trình nhổ răng khôn để không bị đau nhức

Theo nhiều nghiên cứu trước đó, đau nhức răng hàm trong cùng phần lớn là do răng khôn mọc. Chiếc răng này không có chức năng ăn nhai, ngoài ra việc vệ sinh răng cũng khá khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Vì thế các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân hãy nhổ bỏ răng khôn khi nó còn là mầm răng, để không bị đau nhức kéo dài.

  • Bước 1: Đến nha khoa thăm khám răng miệng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hàm răng của bạn xem bệnh lý răng miệng ở vị trí trong cùng để biết nguyên nhân gây đau nhức.
  • Bước 2: Sau khi kiểm tra xong sẽ tiến hành chụp X-quang. Khách hàng sẽ được chỉ định chụp film X-quang để phân tích rõ hơn về vị trí và hướng mọc của răng.
  • Bước 3: Trước khi nhổ răng khôn bác sĩ sẽ gây tê cục bộ ở vị trí cần nhổ. Tùy theo hướng mọc răng nên cách thức nhổ răng sẽ khác nhau.
  • Bước 4: Sau khi đã lấy hết chân và thân răng khôn ra khỏi hàm, các bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ và vệ sinh vùng vừa nhổ. Sau đó hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng tại nhà.

Sau khi xem xong những thông tin mà nha khoa Nhân Tâm đã chia sẻ ở trên, chắc các bạn đã biết được cách giải quyết tình trạng đau nhức răng hàm trong cùng rồi đúng không? Nếu còn vấn đề thắc mắc thì liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp để được tư vấn cụ thể nhé.