TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân, cách khắc phục nhức nướu răng hiệu quả

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.803
Vấn đề răng miệng mà mọi người hay mắc phải là hiện tượng nhức nướu răng thường xuyên, có thể bị sưng tấy. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, hoạt động hằng ngày của mọi người.
Tình trạng sưng nhức nướu răng kéo dài không chỉ làm khó chịu mà còn đem lại nhiều nỗi phiền toái khác gây ảnh đến ăn uống cũng như giao tiếp hằng ngày. Cùng theo dõi bài viết này để được giải đáp nguyên nhân và cách xử lí phù hợp khi bị đau sưng nướu nhé.

Những nguyên nhân gây nhức nướu răng

Bị nhức nướu răng hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là tình trạng viêm nướu răng. Đây là tình trạng mô nướu răng của bạn bị viêm nhiễm bởi vì tác động của vi khuẩn khiến cho nướu răng bị sưng đỏ, gây cảm giác đau nhức khó chịu.

Bệnh lý về răng do vệ sinh không đúng cách

Những dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm, đau nướu là chảy máu răng, nướu bị sưng đỏ. Hiện tượng này thưởng xảy ra khi bạn không đánh răng thường xuyên hoặc dùng chỉ nha khoa sai cách. Bạn có thể không cảm thấy đau ở thời gian đầu.

Không vệ sinh thường xuyên dẫn đến viêm nướu

Nếu không sớm điều chỉnh thói quen vệ sinh và dùng chỉ nha khoa đúng cách, bệnh viêm nướu răng có thể tệ hơn về sau. Theo thời gian, nướu của bạn sẽ dần tụt ra khỏi răng, tạo thành các túi nhỏ. Điều này khiến cho những mẩu thức ăn nhỏ mắc kẹt lại, gây ra nhiễm trùng ở chân răng. Hiện tượng này khiến cho răng bị lung lay hoặc phá vỡ xương giữ cố định có thể gây mất răng. Ở giai đoạn này bạn có thể có hoặc không cảm nhận cơn đau nướu răng.

Loét miệng gây đau nướu răng

Loét miệng còn được gọi là nhiệt miệng, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, ngay cả nướu răng. Nhiệt miệng thường hay xuất hiện dưới dạng đốm đỏ bên trong miệng và một lớp phủ màu trắng. Tuy không có phương pháp điều trị đặc biệt, nhưng những vết nhiệt miệng sẽ tự khỏi từ 1 đến 2 tuần. Nếu loét miệng kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ tại nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng của mình.

Tác nhân thuốc lá gây đau nướu răng

Thuốc lá là tác nhân chính gây đau nướu răng

Nếu bạn có thói quen hút thuốc bạn có nhiều khả năng bị bệnh lý về răng miệng và bệnh viêm nướu răng.

Thói quen này có thể làm nướu của bạn tụt ra khỏi răng, cũng như hình thành vết những vết loét bên trong miệng và trên nướu. Thậm chí hút thuốc lá còn có nguy cơ gây ra bệnh ung thư miệng.

Thay đổi nội tiết tố

Đối với người bị nhức nướu răng là phụ nữ, nội tiết tố trong cơ thể ảnh hưởng đến lợi vào các thời điểm khác nhau. Ở giai đoạn tuổi dậy thì, máu lưu thông đến nướu nhiều hơn và gây ra cảm thấy bị sưng, mềm hoặc đau nướu răng. Nữ giới cũng có thể sẽ cảm thấy lợi hơi đau trong những kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn đang trong giai đoạn mang thai, nồng độ hormone cũng tăng cao có thể ảnh hưởng ít nhiều đến nướu răng của bạn. Hãy trình bày chi tiết điều này với bác sĩ tư vấn nếu nhận thấy nướu bị chảy máu hoặc đau nhức.

Khi vào thời kỳ mãn kinh, mức độ hormone trong cơ thể người phụ nữ lại thay đổi. Điều này khiến cho nướu răng bị chảy máu, đổi màu, bỏng hoặc đau nhức.

Bị áp xe răng

Khi bị nhiễm trùng chân răng, một túi mủ sẽ được tạo thành nơi nướu răng, hay còn gọi là áp xe. Những ổ áp xe không phải lúc nào cũng gây hại cho bạn, nhưng trong nhiều trường hợp cũng sẽ khiến nướu bị sưng tấy. Nếu bị đau sưng nướu răng, hãy đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.

Cách xử lý khi bị đau nhức nướu răng

Trên thực tế, bệnh đau nướu răng hay viêm nướu răng nếu đưuọc phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu và có phương pháp khắc phục thì việc điều trị rất dễ dàng, nhanh chóng và không hề tiêu tốn nhiều phí phí.

Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên

Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng đúng cách theo khoa học, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, giúp loại bỏ các mảng bám còn sót lại trên răng. Bạn nên súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày để làm giảm đau sưng nướu răng và cải thiện tình trạng viêm nướu răng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Hạn chế hay bỏ hút thuốc lá, các chất kích thích khác có trong trà, cà phê,… Tránh dùng những loại đồ ăn quá nóng hay lạnh, đồ ăn chứa nhiều đường, bổ sung thêm vitamin, canxi và khoáng chất từ trái cây và rau quả giúp cho răng chắc khỏe hơn.

Khám và cạo vôi răng

Bạn nên đến các cơ sở nha khoa để tiến hành thăm khám răng miệng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Vôi răng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nhức nướu răng.

Bạn không thể tự loại bỏ vôi răng tại nhà, cách duy nhất là tới nha khoa để được bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ hết các mảng bám, vôi răng chứa vi khuẩn trên mặt răng.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân vì sao bị nhức nướu răng và làm sao để xử lí chúng. Hy vọng các bạn đã có thêm được những kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng cho mình.