TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bật mí: Cách chữa đau răng ê buốt bạn nên biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 990
Đau nhức, ê buốt răng là nỗi phiền lòng của không ít người, làm cản trở hoạt động ăn uống thường ngày và mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn. Không chỉ vậy, nếu không được chữa trị sớm, tình trạng này có thể kéo theo nhiều bệnh lý răng miệng phức tạp hơn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng ê buốt và cách chữa đau răng ê buốt như thế nào? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

Cách chữa đau răng ê buốt còn tùy thuộc vào tình trạng răng, mức độ cũng như nguyên nhân gây ê buốt răng. Khi gặp vấn đề này, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây đau răng ê buốt

Đau răng ê buốt là tình trạng răng nhạy cảm với các tác nhân kích thích như thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt,... Đây là một vấn đề răng miệng tương đối phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Để biết cách chữa đau răng ê buốt phù hợp, trước đây cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Đau răng ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Chải răng sai cách: Nếu bạn chải răng quá mạnh, chải răng quá nhiều lần trong ngày, lông chải quá cứng,… có thể khiến men răng mòn đi, ngà răng lộ ra và gây ê buốt.
  • Sâu răng: Sâu răng khi đã tiến triển đến giai đoạn sau, men răng bị phá hủy, làm lộ phần ngà răng, tủy răng sẽ gây ra triệu chứng đau nhức và ê buốt răng.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là bệnh lý gây thương tổn các tổ chức quanh răng, làm nướu tụt xuống, chân răng bị lộ hẳn ra ngoài. Từ đó dẫn đến ê buốt và đau răng.  
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây ê buốt răng bao gồm: nghiến răng, thói quen ăn uống thiếu khoa học,...

Đau răng ê buốt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Cách chữa đau răng ê buốt

Cách chữa đau răng ê buốt phù hợp cần xác định dựa trên mức độ và nguyên nhân gây ê buốt. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, tốt nhất bạn nên tới phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám, trao đổi với bác sĩ.

Nếu ê buốt răng ở mức độ nhẹ và bạn chưa thể đi khám ngay, có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Đánh răng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa flour.
  • Chải răng đúng kỹ thuật: Chải răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm sưng viêm, giảm đau nhức.
  • Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt: Kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt có chứa các thành phần giúp giảm ê buốt, bảo vệ men răng.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen có thể giúp giảm đau nhức răng tạm thời.
  • Dùng miếng dán giảm đau: Miếng dán giảm đau có chứa các thành phần giúp giảm đau nhức, mang lại cảm giác dễ chịu.
  • Chườm đá lạnh lên vùng răng bị đau: Chườm đá lạnh có tác dụng giảm sưng và đau nhức răng.
  • Đắp túi trà lên khu vực bị đau: Túi trà có chứa tanin, có tác dụng giảm đau và ê buốt răng.

Sử dụng túi trà là một cách chữa đau răng ê buốt tại nhà

Nếu đau răng ê buốt kéo dài, không thuyên giảm, cần đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trường hợp bị sâu răng hoặc viêm nha chu, cần đến nha sĩ để được khám và điều trị. Cách chữa đau răng ê buốt lúc này sẽ là:

  • Cạo vôi răng: Cạo vôi răng tại nha khoa uy tín sẽ giúp loại bỏ lớp mảng bám, vôi răng cứng đầu cùng vi khuẩn trú ngụ trong đó. Nhờ vậy, các vấn đề viêm nhiễm sẽ được cải thiện dần và khỏi hẳn.
  • Điều trị sâu răng: Sâu răng ở từng giai đoạn sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp riêng. Có thể là trám răng ở giai đoạn nhẹ hoặc điều trị tủy khi ở mức độ nặng.
  • Điều trị viêm nha chu: Tùy vào mức độ, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp tiểu phẫu để loại bỏ túi nha chu, ghép nướu khi nướu tụt quá sâu,…

Tìm hiểu thêm: Viêm nướu răng có nên ngậm nước muối không? 

Lưu ý khi chữa đau răng ê buốt

Khi bị đau răng ê buốt, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau, giảm viêm quá nhiều: Sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như: đau dạ dày, suy gan, suy thận,...
  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý nhổ răng: Nhổ răng là phương pháp cuối cùng trong điều trị đau răng ê buốt và cần có chỉ định của bác sĩ nha khoa.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách là cách tốt nhất để phòng ngừa đau răng ê buốt.

Thăm khám và điều trị tại nha khoa khi bị đau răng ê buốt

Cách chữa đau răng ê buốt sẽ khác nhau tùy vào mức độ, nguyên nhân và tình trạng răng miệng của mỗi người. Khi gặp vấn đề này, tốt nhất bạn hãy đến thăm khám trực tiếp tại Nha khoa Nhân Tâm, các bác sĩ Răng Hàm Mặt sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng, tư vấn miễn phí và thực hiện điều trị an toàn, hiệu quả cho bạn.