TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.700
Người càng lớn tuổi thì càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn những cách chăm sóc răng miệng dành cho người cao tuổi để giữ gìn hàm răng chắc khỏe.

Khi về già, tuổi cao sức yếu thì con người ta càng dễ mắc nhiều bệnh, nhất là những bệnh lý liên quan đến răng miệng. Những bệnh liên quan đến răng miệng còn gây tác động xấu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các bộ phận khác trên cơ thể từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi hiệu quả đó là cần chú ý đến những thương tổn răng miệng thường gặp, phòng ngừa bệnh nha chu, làm răng giả thay thế răng đã mất, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tổn thương răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi

  • Răng bị lung lay, có thể bị đau khi nhai. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do việc vệ sinh răng miệng không tốt dẫn tới bệnh nha chu.
  • Hao mòn răng có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do tuổi tác, hoặc do những nguyên nhân khác như chải răng với lực quá mạnh, chải răng không đúng cách, ăn thức ăn quá cứng….
  • Sâu răng: thường do mắc phải chứng khô miệng hoặc là do vệ sinh răng miệng chưa tốt, thức ăn bám vào gây sâu răng.
  • Mất răng: làm giảm sức nhai trầm trọng, quá trình ăn uống gặp khó khăn.
  • Tụt nướu, trồi răng: do chải răng sai kỹ thuật gây mòn lợi. Ngoài ra, tụt nướu cũng thể là do viêm lợi, viêm quanh.
  • Phòng chống các bệnh răng miệng ở người cao tuổi

Phòng bệnh nha chu

Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu là do mảng bám hoặc khói thuốc lá bám quanh răng, nếu không được vệ sinh kỹ thì mảng bám sẽ ngày càng dày và gây viêm nướu.

Người cao tuổi nên thăm khám nha khoa và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để phòng tránh bệnh nha chu

Người cao tuổi khi mắc bệnh nha chu thường có những biểu hiện như: lợi sưng, chảy máu, có túi mủ, miệng hôi,…

Để phòng ngừa bệnh lý này cần vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, đồng thời nên hạn chế các thức ăn giàu vitamin, chất xơ, tránh hút thuốc lá và nên lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

Xem thêm: Tại sao người cao tuổi hay bị rụng răng?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như hàm răng chắc chắn thì việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất là không thể thiếu.

Do đó, trong bữa ăn hàng ngày, mỗi người, nhất là người cao tuổi nên chuẩn bị những thực phẩm chứa đầy đủ 4 dưỡng chất là: chất đạm, chất béo, vitamin và các loại muối khoáng.

Làm răng giả thay thế răng đã mất

Người cao tuổi khi bị mất răng nên đến cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và phục hình răng đã mất. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, gây xáo trộn khớp cắn, khó vệ sinh răng miệng, thậm chí dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng.

Do đó, người lớn tuổi có thể lựa chọn phương pháp làm răng giả tháo lắp, bọc sứ hoặc trồng răng implant để khắc phục tình trạng mất răng của mình, lấy lại thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai.

Người lớn tuổi khi bị mất răng nên đến phòng khám nha khoa để được tư vấn phương pháp phục hình phù hợp nhất

Để chăm sóc răng cho người cao tuổi và phục hình răng bị mất hiệu quả, hãy đến ngay Nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ tận tình nhất.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc – trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, cơ sở nha khoa uy tín này sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, lâu dài, bền đẹp với thời gian.