TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách cầm máu khi nhổ răng hiệu quả nhanh chóng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 9,581
Những cách cầm máu khi nhổ răng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, tại vị trí sau khi nhổ răng, máu sẽ chảy không ngừng nếu chúng ta không biết cách cầm máu và thậm chí có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tạo ra các bệnh lý răng miệng và mô nướu.

Hiện tượng máu chảy khi nhổ răng

Máu vẫn chảy sau khi nhổ răng được coi là hiện tượng bình thường ở tất cả mọi người, đặc biệt là trường hợp nhổ răng khôn. Những phương pháp cầm máu sẽ được áp dụng trong quá trình nhổ răng và tùy theo lượng máu chảy ra sẽ có những biện pháp và thời gian cầm máu phù hợp.

Có khá nhiều cách cầm máu khi nhổ răng như dùng băng gạc, dùng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng để đạt hiệu quả nhanh chóng.

Máu chảy sau khi nhổ răng nguyên nhân từ đâu?

Máu chảy sau khi vừa nhổ răng được coi là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp máu chảy không ngừng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của con người. Để áp dụng những cách cầm máu khi nhổ răng và đưa ra những hướng xử lý kịp thời, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến máu chảy sau khi nhổ răng.

1. Tổn thương mô nướu, mạch máu  

Nhổ răng là hành động chúng ta tác động đến mô nướu xung quanh để lấy răng ra ngoài, do chân răng nằm sâu bên trong cung hàm nên quá trình thực hiện sẽ làm tổn thương đến mô nướu và các mạch máu xung quanh dẫn đến tình trạng chảy máu.

2. Do viêm nhiễm, bệnh lý

Sau nhổ răng là giai đoạn nhạy cảm của mô nướu, rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm và mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,.. cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu răng.

Trường hợp có mô hạt bị nhiễm trùng ở xương ổ răng hoặc dị vật rơi vào nang răng cũng làm cho máu không thể đông lại.

Những người mắc bệnh máu khó đông (hemophilia), bệnh u máu xương hàm, giảm tiểu cầu,…những người mắc bệnh này sẽ thiếu hụt yếu tố đông máu khiến cho máu loãng.

3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Sau quá trình nhổ răng, khi ăn đồ cứng hay thực hiện những hành động như ho, khạc nhổ mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến cục máu đông khiến máu chảy trở lại.

Ho khang quá mạnh sau khi nhổ răng sẽ khiến máu chảy trở lại

4. Quy trình nhổ răng và tay nghề bác sĩ thực hiện

Bác sĩ không có tay nghề, quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật thì vết rách khi nhổ răng sẽ rất to, làm tổn thương đến mạch máu lớn bên trong dễ gây ra tình trạng máu chảy không ngừng và khó cầm được. Đối với trường hợp nhổ răng khôn, do chân răng nhiều và to dẫn đến vết mổ lớn kéo theo thời gian cầm máu sẽ lâu hơn bình thường. Hiện nay, tại các nha khoa lớn đã ứng dụng những công nghệ nhổ răng khôn mới nhất, hiện đại nhất để giảm thiểu tối đa vấn đề đau nhức và chảy máu sau khi nhổ răng.

Những cách cầm máu khi nhổ răng hiệu quả

1. Giữ và cố định băng gạc

Băng gạc là một trong những cách cầm máu khi nhổ răng hiệu quả nhất. Khi vừa nhổ răng, bác sĩ sẽ để một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí răng vừa nhổ để hạn chế máu chảy. Đây là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Chúng ta cần lưu ý cắn băng gạc với một lực vừa phải, khi cắn quá nhẹ sẽ làm cho băng gạc không tiếp xúc được với vị trí vừa mổ, không thể giúp ngăn chặn máu tiếp tục chảy. Tương tự như vậy, nếu cắn băng gạc quá chặt sẽ khiến vùng vừa nhổ răng chịu một tác động lực mạnh, làm tổn thương mô mềm và máu sẽ không ngừng chảy. Nên cắn băng gạc theo đúng thời gian dặn dò của bác sĩ, không được bỏ quá sớm đồng thời cũng không cắn quá lâu. Thông thường băng gạc sẽ được cắn khoảng 40-60 phút và đảm bảo rằng băng gạc nằm đúng vị trí, tạo được áp lực thích hợp lên vị trí vừa nhổ răng.

2. Sử dụng túi lọc trà

Túi lọc trà cũng là một cách cầm máu khi nhổ răng. Đầu tiên cần làm ẩm túi lọc trà sau đó đặt trực tiếp túi lọc lên vị trí nhổ răng. Hợp chất axit tannic có trong trà sẽ giúp thúc đẩy quá trình đông máu hiệu quả.

Sử dụng túi lọc trà để cầm máu sau khi nhổ răng

3. Tuyệt đối không tác động đến vùng máu đông ở vị trí nhổ răng

Trên vị trí nhổ răng sẽ hình thành một cục máu đông giữ vai trò như một vật cản ngăn không cho máu tiếp tục chảy, nếu cục máu này bị vỡ do chịu phải lực tác động mạnh sẽ khiến máu chảy trở lại.

- Tránh tình trạng súc miệng quá mạnh, đánh răng mạnh làm lông bàn chải va vào vùng máu đông.

- Không đưa những vật cứng vào miệng như ống hút tránh trường hợp đầu ống vô tình chạm vào làm vỡ cục máu.

- Hạn chế xỉa răng để tránh đầu tăm va vào cục máu.

- Tránh chơi nhạc cụ tiếp xúc trực tiếp đến khoang miệng như thổi sáo, kèn,... ít nhất 3 ngày kể từ khi nhổ răng.

- Không đưa lưỡi vào phần máu đông để tránh tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn có thể sản sinh ra ở đầu lưỡi hoặc làm vỡ vùng máu đông đó.

4. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến những vấn đề về răng miệng. Chúng ta nên ăn những thực phẩm mềm dễ nuốt, trường hợp nếu ăn phải đồ dai cứng thì nên tránh ăn nhai tại vị trí nhổ răng.

Không nên dùng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.  

Sau khi nhổ răng nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế làm những việc nặng gây mất sức. Không nên tập thể dục quá sức, khiêng vác những món đồ quá nặng hoặc cuối người quá sâu xuống đất, những hành động này sẽ vô tình ảnh hưởng đến vị trí nhổ răng.

Nên kê gối cao khi ngủ, hạn chế nằm nghiêng ở vị trí nhổ răng, việc này sẽ tác động mạnh đến vùng nhổ răng khi chúng ta không thể kiểm soát được giấc ngủ của mình.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp hạn chế chảy máu sau khi nhổ răng

5. Lưu ý vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách

Để việc cầm máu sau khi nhổ răng đạt được hiệu quả tối đa chúng ta cần lưu ý vệ sinh răng miệng cẩn thận. Việc này không những giúp việc cầm máu đạt hiệu quả mà còn giúp ta tránh được những bệnh lý về răng miệng. Hạn chế dùng bàn chải đánh răng để tránh lông bàn chải chà sát vào mô nướu. Nên súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ nguy cơ sản sinh vi khuẩn có hại.

6. Dùng thuốc để cầm máu sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng các bác sĩ nha khoa sẽ dựa trên tình trạng thực tế của từng bệnh nhân mà kê ra đơn thuốc cầm máu phù hợp. Dùng thuốc cũng là một cách cầm máu khi nhổ răng an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để tránh những tác dụng phụ mà thuốc mang lại.

Thông thường, máu sẽ được cầm sau khi nhổ răng khoảng từ 30-60 phút, nếu sau 12h mà máu vẫn chảy và không thấy dấu hiệu dừng thì nên đến các cơ sở nha khoa để kiểm tra và xử lý kịp thời.  

Để việc cầm máu sau khi nhổ răng đạt được hiệu quả chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu chảy. Đồng thời, nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh răng miệng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và an toàn cho khoang miệng của chúng ta.

Nếu gặp phải tình trạng máu chảy không ngừng thì nên đến các cơ sở nha khoa gần nhất để được hỗ trợ khắc phục tình trạng. Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ nha khoa uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn mà bạn có thể tham khảo.