TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Các phương pháp điều trị tụt lợi chân răng hiệu quả hiện nay

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,314
Tụt lợi chân răng là tình trạng khiến nhiều người phiền não. Bởi tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ cho hàm răng, khiến nụ cười kém duyên mà còn dẫn đến nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tụt lợi chân răng và giải pháp điều trị hiệu quả.

Tụt lợi chân răng là tình trạng mô lợi xung quanh răng bị hạ thấp xuống, để lộ bề mặt chân răng, răng sẽ có cảm giác như dài ra. Đây được xem là một trong những bệnh lý về nướu nguy hiểm, có thể gây mất răng hàng loạt nhưng nhiều người lại ít quan tâm đến.

Tình trạng tụt lợi chân răng sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy ê buốt khi ăn nhai, thức ăn dễ bị mắc kẹt ở chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nên các bệnh lý răng miệng, nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng.

Hậu quả khi bị tụt lợi chân răng

Bệnh tụt lợi chân răng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Mất thẩm mỹ

Đây là hậu quả đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi bị tụt lợi chân răng. Răng bị tụt lợi trông sẽ dài hơn so với các răng còn lại, khiến hàm răng bị kém thẩm mỹ, làm cho người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người khác.

Răng trở nên nhạy cảm hơn

Tụt lợi làm lộ ngà răng ra bên ngoài sẽ khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi ăn uống những thức ăn quá nóng, quá lạnh hay quá chua, quá ngọt,… Thậm chí ngay cả khi chi hít không khí lạnh hoặc chải răng cũng làm cho răng bị ê buốt, khó chịu.

Mất răng

Khi không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tụt lợi chân răng sẽ làm cho cấu trúc xương cũng như mô lợi bị tổn thương nặng nề. Đến khi cấu trúc xương không còn khả năng nâng đỡ sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng.

Tụt lợi chân răng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng

Nguyên nhân gây tụt lợi chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt lợi chân răng, trong đó có thể kể đến như:

Do cấu trúc răng

Những người có xương ổ răng bao bọc bên ngoài chân răng quá ít sẽ rất dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng tụt lợi. Đặc biệt với những ai có hàm răng mọc lệch, răng hô vẩu thì rất dễ gặp tình trạng này.

Do bệnh viêm nướu, viêm nha chu

Nếu vôi răng tích tụ quá nhiều mà không được làm sạch định kỳ, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm nướu, tiến triển nặng hơn là viêm nha chu. Đây chính là những nguyên nhân hàng đầu khiến nướu răng bị tụt xuống, làm răng lung lay và rụng đi.

Do đánh răng sai cách

Đánh răng với bàn chải quá thô cứng bằng một lực tác động mạnh, cùng với đó là việc đánh răng theo chiều ngang lâu ngày sẽ làm mòn phần mô lợi và để lộ chân răng.

Do di truyền

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ bị tụt lợi thì khả năng di truyền sang thế hệ con cháu là khá cao. Do đó, đây cũng có thể là nguyên nhân gây tụt lợi chân răng mà bạn nên biết.

Bệnh viêm nướu, viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi chân răng

Cách điều trị tụt lợi chân răng hiệu quả

Cách điều trị tụt lợi chân răng nào hiệu quả là vấn đề được nhiều người đặt ra. Thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên từng mức độ tụt lợi của bệnh nhân.

Tụt lợi chân răng nhẹ, không kèm theo ê buốt

  • Thay đổi cách đánh răng nếu như bạn đang đánh răng sai cách. Chú ý lựa chọn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và thực hiện chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn nhằm tránh làm mòn chân răng.
  • Kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để ngăn ngừa tình trạng ê buốt và mòn chân răng. Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng.
  • Cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để làm sạch hoàn toàn vôi răng, loại bỏ các ổ viêm, phục hồi mô nha chu.

Cạo vôi răng định kỳ để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi

Tụt lợi chân răng nặng, kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu

Bác sĩ sẽ chỉ định ghép vạt lợi để phục hồi phần lợi che phủ chân răng. Tùy theo mức độ tụt lợi, số lượng răng và vị trí bị tụt lợi mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án ghép vạt lợi phù hợp nhất. Thông thường có các giải pháp che phủ thân răng có thể áp dụng như:

  • Ghép lợi tự do tự thân.
  • Ghép vạt có chân nuôi.
  • Ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô.

Ngoài ra, với những trường hợp mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện ghép xương trước rồi mới tiến hành cấy ghép Implant. Sau đó kiểm tra, đánh giá và xem xét có cần ghép vạt lợi hay không.

Cần đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị triệt để

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng tụt lợi chân răng. Mọi thắc mắc về bệnh tụt lợi hay có nhu cầu đặt lịch khám, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm qua Hotline 1900 56 5678, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.