Sâu răng là một trong những tình trạng dễ thấy ở trẻ em. Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 4 rất dễ bị sâu răng do lớp men răng sữa ở trẻ em còn khá mỏng, do đó dễ bị vi khuẩn đường miệng tấn công. Ngoài ra thói quen vệ sinh răng miệng kém nên trẻ dễ bị sâu răng.
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc kháng sinh metronidazol kết hợp với spiramycin, thuốc giảm đau, kháng viêm như paracetamol, alpachymotrisin hay efferalgan,… để chữa sâu răng cho bé hiệu quả. Bên cạnh đó ba mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian như chưa bằng nước muối, nước chanh, tỏi và húng quế hoặc lá hẹ cũng rất hiệu quả.
Bạn đã biết gì về sâu răng ở trẻ em?
Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em
Nhiều người thắc mắc tại sao trẻ em lại dễ bị sâu răng. Nguyên nhân chính là do lớp men răng sữa ở trẻ em còn khá mỏng, do đó dễ bị vi khuẩn đường miệng tấn công. Khi thức ăn chứa carbohydrate (đường và tinh bột) còn sót lại trên răng, vi khuẩn sâu răng kết hợp với nước bọt và thức ăn sẽ tạo thành mảng bám có tính axit. Theo thời gian, axit từ vi khuẩn ăn mòn men răng, gây ra sâu răng.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em chủ yếu là do vi khuẩn và chất bột đường
Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân sâu răng trực tiếp khác khiến trẻ thường bị sâu răng là:
- Thói quen vệ sinh răng miệng kém
- Trẻ ăn đồ ngọt nhiều dẫn đến sâu răng
- Trẻ thường xuyên uống sữa đêm gây sâu răng
Sâu răng ở trẻ biểu hiện như thế nào?
Sâu răng ở trẻ em đầu tiên xuất hiện những đốm trắng ở các khu vực men răng yếu hoặc chứa nhiều thức ăn. Khi những đốm này chuyển sang màu đen, men răng bắt đầu bị nứt. Chúng có thể gây ra cảm giác ê buốt ở răng. Trẻ bị sâu răng hôi miệng một thời gian dài răng sẽ bị vỡ và hình thành sâu răng. Bạn sẽ thấy nó có màu nâu nhạt. Lỗ sâu răng lớn hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng răng sữa bị đau nhức dữ dội.
Răng bị mẻ để lộ lỗ sâu răng lớn
Nếu phát hiện sâu răng sớm có thể hạn chế tình trạng đau nhức, tuy nhiên thường trẻ bị sâu răng ăn mòn tủy mới phát hiện ra. Trẻ em bị sâu răng nặng sẽ bị đau xung quanh răng, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh, thậm chí là rụng răng. Trẻ bị sâu răng cửa làm mất thẩm mỹ khiến trẻ cảm thấy bất an trong giao tiếp và bị hạn chế trong việc ăn uống.
Thuốc bôi sâu răng cho trẻ em là gì?
Thuốc bôi sâu răng cho trẻ em là gì? Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc kháng sinh metronidazol kết hợp với spiramycin, thuốc giảm đau, kháng viêm như paracetamol, alpachymotrisin hay efferalgan,…
Các loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau cực mạnh, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc chữa sâu răng cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi của bé. Ngoài ra, thuốc bôi sâu răng cho trẻ em được làm từ các thành phần tự nhiên cũng giúp làm sạch răng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng và chảy máu nướu rất hiệu quả.
Thuốc bôi sâu răng cho trẻ em được sử dụng rộng rãi
Những cách trị sâu răng cho trẻ em theo dân gian
Chữa sâu răng bằng nước muối
Đôi khi, việc hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn hàng ngày gây rất nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ vì trẻ còn quá nhỏ. Vì vậy, việc cho trẻ súc miệng với nước muối thường xuyên có vẻ dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng muối thường xuyên hơn để sát khuẩn và giảm đau do sâu răng. Các thành phần khử trùng tự nhiên của muối giúp giảm nhiễm trùng, đau và viêm các vùng răng bị ảnh hưởng.
Chữa sâu răng bằng nước chanh
Dùng một ít nước chanh tươi bôi lên chỗ đau răng của trẻ do sâu răng cũng giúp giảm đau và là một chất khử trùng nhẹ. Các axit tự nhiên trong chanh ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Thay vì cho bé uống nhiều nước hoa quả có màu, bạn cũng có thể cho bé uống một ít nước chanh pha loãng mỗi ngày, sẽ giúp củng cố men răng và chân răng của trẻ hiệu quả hơn.
Chữa sâu răng bằng tỏi và húng quế
Tỏi được dùng hàng ngày trong nấu ăn là một vị thuốc đông y hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh. Cha mẹ có thể dùng một vài nhánh tỏi nhỏ và lá húng quế giã nát rồi đắp hỗn hợp này vào chân răng của trẻ hoặc vắt lấy nước nhỏ vào chỗ răng đau để giảm cơn đau cho trẻ.
Tỏi và húng quế có tác dụng chữa sâu răng rất tốt
Chữa sâu răng bằng lá hẹ
Hẹ không chỉ giúp chữa cảm, hạ sốt mà còn có một công dụng mà ít người biết. Theo kinh nghiệm dân gian, lá hẹ giã nát đắp vào chân răng cũng là cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả. Nó có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm sưng nướu cho bé.
Thay vì dùng thuốc bôi sâu răng cho trẻ em các bậc cha mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa sâu răng cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên trong những trường hợp sâu răng nặng phụ huynh nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp nhé!