Mọc răng là quá trình từ khi mầm răng được hình thành, cho đến khi răng xuất hiện trong khoang miệng. Thời gian mọc răng của trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Sự phát triển của răng sẽ bắt đầu ở phôi từ tuần thứ 5. Răng sữa bắt đầu mọc lên khi trẻ được 5-6 tháng tuổi và hoàn tất trong 3 năm. Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc từ khi bé được 6 tuổi cho đến 15-28 tuổi.
Từ khi sinh ra cho đến giai đoạn trưởng thành, sự phát triển cung răng sẽ trải qua 4 giai đoạn biến đổi như sau:
- Từ khi sinh ra đến khi mọc đầy đủ răng sữa: từ lúc sinh ra đến 2 tuổi.
- Từ khi mọc đầy đủ răng sữa cho đến khi mọc răng vĩnh viễn thứ nhất (từ 2,5 - 6 tuổi).
- Giai đoạn răng hỗn hợp: từ khi mọc răng vĩnh viễn thứ nhất đến khi thay chiếc răng sữa cuối cùng (từ 6 - 12 tuổi).
- Từ khi mọc răng vĩnh viễn thứ hai và sau đó.
Giai đoạn phát triển mầm răng trong bụng mẹ
- 6 - 7 tuần tuổi: Bắt đầu xuất hiện những phiến răng nhỏ xíu tạo nền tảng cho các bé mọc răng sau này.
- Tuần tuổi thứ 20: Ở hàm dưới và hàm trên của bé bắt đầu mọc lên những chồi răng.
- 36 tuần tuổi: Đây là thời gian mà nướu răng của bé đã trở nên cứng cáp hơn, lợi của bé khá chắc nên bắt đầu biến cắn nhẹ.
Cần cung cấp đủ chất cho trẻ khi còn trong bụng mẹ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Thời gian mọc và hoàn tất chân răng sữa
Quá trình mọc răng sữa thường sẽ tuân theo thời gian dưới bảng sau. Tuy nhiên còn có một số trường hợp trẻ có thể mọc răng sớm hoặc trễ hơn.
Quá trình thay răng sữa của bé
Trẻ sẽ bắt đầu rụng chiếc răng sữa đầu tiên khi được 5 - 6 tuổi
- 6 - 7 tuổi: Bé bắt đầu rụng răng sữa và thay chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên, thường là răng cửa hàm dưới.
- 7 - 8 tuổi: Các răng lần lượt rụng theo quy luật “mọc trước thì rụng trước”. Nguyên nhân rụng là do những chiếc răng ở cùng vị trí dưới nướu cứng hơn mọc lên.
- 9 - 13 tuổi: Sau khi những chiếc răng sữa rụng hết thì những chiếc răng vĩnh viễn to hơn, chắc chắn hơn sẽ thay thế vào vị trí đó.
- 14 - 23 tuổi: Toàn bộ hàm răng của bé sẽ có 28 chiếc răng vĩnh viễn. Ở độ tuổi này thì cả những chiếc răng khôn cũng sẽ mọc lên. Cần theo dõi tình trạng mọc răng khôn để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.
Việc hiểu rõ diễn biến và theo dõi quá trình mọc răng của trẻ đóng một vai trò rất quan trọng. Những bất thường về thời gian và tiến trình mọc của răng sữa hay răng vĩnh viễn đều có thể dẫn đến tình trạng sai lệch ở khớp cắn và hàm sau này. Khi có những sai lệch xảy ra, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám tại các phòng khám nha khoa để được tư vấn và theo dõi đúng cách, phòng ngừa những bất thường về sau.