Mão răng sứ được cố định trên cùi răng thật bằng keo nha khoa chuyên dụng, giữ mão sứ tồn tại chắc chắn trên cung hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai mà không lo lung lay hay bung bật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, răng sứ vẫn được chỉ định tháo bỏ.
Tháo răng sứ không phải là một việc quá khó, hoàn toàn có thể tiến hành dựa trên những điều kiện nhất định. Việc tháo răng sứ cũng sẽ được thực hiện giống như lần đầu lấy dấu hàm, mài răng bọc sứ. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật thì hoàn toàn không gây ra bất kỳ cảm giác đau nhức hay tổn thương nào đến răng nướu.
Mục lục nội dung
Bọc răng sứ rồi có tháo ra được không?
Mão răng sứ sau khi chụp lên cùi răng thì sẽ ôm sát và bám chặt trên răng nên không dễ để tháo ra. Giữa mão răng và cùi răng có một lớp keo chuyên dụng trong nha khoa nhằm giữ mão sứ bền chắc trên cung hàm và không bị lung lay trong quá trình ăn nhai. Dù vậy, nếu cần thiết thì vẫn có thể tháo mão răng sứ.
Việc tháo răng sứ nếu được thực hiện đúng cách thì sẽ không gây tổn thương cho nướu và không gây đau nhức. Bác sĩ sẽ gây tê và làm sạch khoang miệng, sau đó mài nhỏ mão răng sứ để lúc tháo được dễ dàng, mão sứ không bị vướng vào các răng kế bên.
Các bước tháo bỏ răng sứ cần được thực hiện tỉ mỉ, kỹ lưỡng bởi nếu xảy ra dù chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn thương đến mô răng bên cạnh.
Tháo răng sứ có làm lại được không? Khi nào có thể tiến hành?
Sau khi tháo mão răng sứ có thể làm lại không? Sau khi tháo bỏ răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn. Nếu bạn mắc phải bệnh lý răng miệng ở các răng bọc sứ thì sẽ được tiến hành điều trị. Tiếp theo, khi bệnh lý về răng miệng đã được loại bỏ hoàn toàn thì bác sĩ sẽ bọc răng sứ lại cho bạn. Răng sứ mới vẫn sẽ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
Bạn có thể làm lại răng sứ nếu đảm bảo về sức khoẻ răng miệng
Khi nào cần phải làm lại răng sứ?
Răng sứ cần phải làm lại khi những cơn đau nhức kéo dài xuất hiện. Bên cạnh đó, nếu khách hàng bị viêm lợi sau khi bọc sứ hoặc răng sứ bị sứt mẻ thì nên tháo răng sứ cũ và làm răng mới.
Đau nhức kéo dài
Dù là bọc sứ đơn lẻ hay toàn hàm thì cũng chỉ đau ở mức độ nhẹ và kéo dài ngắn ngày. Nếu bạn cảm thấy đau nhức nhiều và kéo dài thì có thể do các nguyên nhân sau:
- Bị viêm tủy trước khi bọc sứ nhưng bác sĩ không điều trị sạch tuỷ viêm hoặc không điều trị.
- Khi mài cùi răng, bác sĩ thực hiện quá tay, can thiệp sâu tới cấu trúc răng khiến tuỷ răng và ngà răng bị ảnh hưởng, dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội.
- Sang chấn khớp cắn do răng sứ bị gắn lệch, răng sứ trồi lên, va đập với răng đối diện trong quá trình ăn nhai. Lực nhai dồn ép xuống chân răng sứ kéo theo hiện tượng ê buốt, đau nhức kéo dài.
Viêm nướu sau khi bọc răng sứ
Khi bác sĩ mài cùi răng quá nhiều, vi khuẩn có thể sẽ xâm nhập vào trong cấu trúc răng và làm tổn thương cùi răng. Khi răng gốc bị tổn hại, các mô mềm cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng theo. Chúng có thể bị viêm nhiễm nghiêm trọng, gây ra lở loét và chảy máu, tạo mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Ngoài ra, nếu Labo chế tác răng sứ không đúng kỹ thuật dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu bờ viền răng sứ dẫn đến thức ăn bị giắt lại và gây ra tình trạng viêm nướu răng. Viêm nướu răng sẽ phát triển ở thể nặng sẽ khiến răng gốc bị lung lay, rất dễ mất răng và ảnh hưởng đến các răng khác.
Viêm nướu sau bọc sứ có thể ảnh hưởng đến các răng khác
Hôi miệng sau khi bọc răng sứ
Hôi miệng sau bọc răng sứ phần đa là do bạn vệ sinh răng miệng chưa kỹ, không tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc nhồi nhét thức ăn quá nhiều khiến mùi hôi miệng xuất hiện là điều khó tránh khỏi.
Một nguyên nhân khác là do Labo chế tác răng sứ không đúng kỹ thuật, mão răng không ăn khớp với cùi răng, tạo các khe hở và là điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây mùi hôi khó chịu.
…
Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn thắc mắc bọc răng sứ rồi có tháo ra được không. Nếu bạn đang có nhu cầu tháo và làm lại răng sứ một cách an toàn thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn bởi các chuyên viên nha khoa nhé!
Xem thêm: Bọc răng sứ có cần lấy tuỷ không?