TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bọc răng sứ có cần lấy tuỷ không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,352
Bọc răng sứ có cần phải lấy tủy không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi muốn thực hiện giải pháp thẩm mỹ này. Thực chất, bọc sứ không cần thiết phải lấy tủy răng nhưng vẫn có một số trường hợp cần lấy tủy để bọc sứ. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Theo bác sĩ, bọc răng sứ không nhất định phải lấy tủy răng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nếu không lấy tủy sẽ gây ra tình trạng răng bị đau nhức nghiêm trọng.

Thậm chí là phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn. Khi thật cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng cho khách hàng để đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả sau khi bọc sứ.

Bọc răng sứ có phải lấy tủy răng không?

Để quá trình bọc răng sứ diễn ra hoàn thiện đòi hỏi bác sĩ phải mài đi phần cùi răng thật, sau đó bọc mão sứ lên trên. Phương pháp này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn đem lại cho bạn hàm răng sáng bóng và nụ cười tự tin mà vẫn giữ nguyên chức năng nhai.

Trên thực tế, phương pháp bọc sứ chỉ giúp khôi phục về mặt hình thức chứ không hoàn toàn thay thế các cách điều trị khác.

Nếu chưa loại bỏ triệt để các bệnh lý răng miệng, việc bọc răng sứ có thể gây hại cho cùi răng bên trong, không đảm bảo được độ bền như mong muốn. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh hàm răng toàn diện trước khi điều trị.

Tủy răng là một tổ chức quan trọng có chứa các mạch máu cùng các dây thần kinh cảm giác. Trong đó, sâu răng chính là căn bệnh thường gặp nhất gây ảnh hưởng đến tuỷ. Khi các hố sâu đã lan rộng và ăn dần vào phía trong sẽ tiến hành tổn thương đến cơ quan này.

Tuy nhiên, tùy vào trường hợp nhất định mới được bác sĩ chỉ định điều trị tủy, vì sau khi tiến hành điều trị, răng sẽ không còn chắc khỏe như trước đó. Tủy được ví như nguồn cung cấp dinh dưỡng cho răng nên một khi mất đi sẽ khiến răng dễ bị mẻ, nứt, vỡ.

Tuỷ răng là nơi chứa các mạch máu và các dây thần kinh cảm giác

Vậy nên bọc răng sứ có lấy tủy không thì còn tùy bạn nhé! Tốt nhất là bạn nên đến các đơn vị nha khoa uy tín để được tư vấn chính xác hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình trước khi thực hiện bọc răng sứ.

Những trường hợp nào phải lấy tủy?

Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để xác định tình trạng răng và cân nhắc kỹ lưỡng. Các trường hợp sau có thể cần tiến hành triệt tủy:

Răng bị chấn thương

Các chấn thương của răng như vỡ, mẻ ở mức độ lớn có thể tác động nghiêm trọng đến tủy. Trong các trường hợp răng bị vỡ, mẻ lớn như vậy thì cần phải lấy tủy răng trước khi tiến hành bọc răng sứ.

Răng bị sâu gây viêm tủy

Khi răng bị sâu cũng đồng nghĩa tổ chức răng bị mất dần đi, các mô của răng yếu dần gây tàn phá tủy răng. Nếu chữa răng sâu càng sớm thì sẽ kịp thời ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn tấn công vào răng, gây viêm tủy.

Nếu không điều trị, tủy sẽ bị hoại tử và nghiêm trọng hơn dẫn đến các bệnh lý vùng quanh chóp răng.

Những trường hợp cần lấy tủy răng

Răng bị hô, bị móm hoặc mọc lệch

Bọc răng sứ hoàn toàn áp dụng được hiệu quả với những trường hợp răng bị hô, bị móm hoặc mọc lệch mức độ nhẹ. Để bọc răng sứ, bác sĩ cần phải mài răng thật.

Việc mài răng này có thể ảnh hưởng đến tủy tùy vào tình trạng mọc lệch, hô, móm nặng nhẹ của khách hàng. Biện pháp lấy tủy răng được thực hiện lúc này nhằm giảm đau nhức trong quá trình thực hiện bọc răng sứ.

Xem thêm: Có nên làm răng sứ không và nên làm khi nào?

Bọc răng sứ lấy tủy răng có gây ảnh hưởng về sau không?

Bên cạnh thắc mắc bọc sứ có phải lấy tủy không thì những ảnh hưởng sau khi điều trị tủy cũng là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Lấy tủy răng sẽ được tiến hành trước khi mài cùi răng và cần một khoảng thời gian nhất định để răng ổn định.

Nếu cố tình bọc răng sứ trong điều kiện viêm tủy có thể gây chết tủy, đau nhức và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ răng miệng.

Quá trình rút tủy ít nhiều sẽ gây ra cảm giác ê buốt vì đây là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Do đó, bác sĩ thường sẽ tiêm thuốc tê trước khi tiến hành. Sau khi lấy tủy, cảm giác ê buốt có thể kéo dài ngắn hạn và tự biến mất.

Nếu việc lấy tủy được diễn ra theo đúng quy trình chuẩn y khoa sẽ hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ.

Vì được xem như nguồn dinh dưỡng của răng nên sau khi tuỷ bị loại bỏ, răng sẽ trở nên đặc biệt yếu, dễ bị vỡ. Chính vì vậy, để bảo vệ cấu trúc răng và tránh nguy cơ bị tổn thương do vi khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ trong thời gian sớm nhất có thể.

Bọc răng sứ tại Nha khoa Nhân Tâm

Chú ý gì sau khi lấy tủy?

Lấy tủy răng là một thủ thuật nha khoa khó, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn, có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Sau khi lấy tủy răng, để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra thì bạn nên chú ý một số điểm như sau:

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Sau khi lấy tủy răng, hạn chế ăn đồ cứng, hạn chế tối đa ăn nhai trực tiếp đến vùng răng vừa bị chữa tủy. Bên cạnh đó thì không ăn đồ ăn quá nóng, chua, cay bởi có thể khiến răng nhạy cảm và dễ ê buốt. Tuyệt đối cần phải nhớ không hút thuốc lá.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng là cách để ngăn cản vi khuẩn không xâm nhập vào sâu trong răng. Vừa lấy tủy răng thì bạn cần phải rất cẩn thận trong việc giữ gìn răng miệng. Hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng bàn chải có lông mềm để đánh răng.

Bọc sứ cho răng sớm nhất

Sau khi lấy tủy răng thì nên bọc sứ cho răng càng sớm càng tốt để ngăn chặn tác động xấu ảnh hưởng đến răng. Hãy nghe tư vấn của bác sĩ để lựa chọn được loại răng sứ bọc tốt nhất cho răng của mình bạn nhé!

Bọc răng sứ vừa đẹp lại vừa bảo vệ răng

Giá bọc răng sứ có lấy tủy

Giá bọc răng sứ có lấy tủy phụ thuộc vào loại răng sứ bạn chọn, số lượng răng sứ được bọc và số lượng răng lấy tủy. Tùy từng địa chỉ khác nhau lại có mức giá bọc răng sứ lấy tủy khác nhau.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất dành cho bạn đọc về thắc mắc bọc răng sứ có cần lấy tủy không.

Lấy tủy chỉ được thực hiện trong trường hợp nhất định để đảm bảo tổn thương không lan rộng và quá trình bọc răng diễn ra an toàn nên bạn cần lựa chọn các cơ sở nha khoa gần đây uy tín và hiện đại để việc bọc sứ và chăm sóc sức khỏe răng miệng đạt hiệu quả cao nhất.