TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Các biểu hiện sốt mọc răng và cách khắc phục cha mẹ cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 14,864
Trẻ nhỏ bị sốt là nỗi lo thường trực của nhiều bậc phụ huynh. Sốt ở trẻ có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là sốt mọc răng. Vậy những biểu hiện sốt mọc răng như thế nào? Có gì khác so với sốt bệnh? Và cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng? Tất cả những băn khoăn này sẽ được Nha khoa Nhân Tâm giải đáp ngay sau đây.

Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ nhỏ thường là sốt nhẹ kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi, hay quấy khóc, cáu kỉnh, chảy nước dãi, thích nhai cắn, nướu ửng đỏ, sưng đau, một số trường hợp có thể bị tiêu chảy,…

Nếu trẻ sốt cao trên 38°C, lên tới 39 – 40°C và đi kèm với những biểu hiện bất thường khác thì bạn cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế.

Trong giai đoạn trẻ mọc răng, bạn có thể massage nướu, cho trẻ sử dụng vòng nhai silicon, ăn bánh ăn dặm nhằm thỏa mãn nhu cầu cắn, nhai của trẻ, giúp trẻ giảm cảm giác đau nướu.

Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ nhỏ

Mọc răng là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, giúp trẻ ăn nhai được các thực phẩm khác ngoài sữa. Thời kì này có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu trong một vài ngày đầu.

Vì vậy, phụ huynh nên tìm hiểu về biểu hiện cũng như những biện pháp khắc phục để dễ dàng nhận biết và giúp trẻ dễ chịu hơn.

Một số biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Hay quấy khóc, cáu kỉnh
  • Chảy nước mũi
  • Chảy nhiều nước dãi nên có thể làm cho khu vực quanh miệng, cổ phát ban tạm thời
  • Thích nhai, hay cắn
  • Hay cho tay vào miệng, cắn tay
  • Kéo tai, xoa má
  • Nướu ửng đỏ và sưng to
  • Chán ăn, bỏ bú, bỏ ăn (với những trẻ đã ăn dặm)
  • Trằn trọc khó ngủ
  • Một số trường hợp, trẻ nhỏ có thể bị tiêu chảy (tướt mọc răng).

Một số biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ nhỏ

Thông thường, khi đến thời kì mọc răng, tình trạng sưng cắn nướu có thể làm cho thân nhiệt của trẻ cao hơn một chút so với bình thường. Đa số các bé chỉ sốt nhẹ khoảng 38°C hoặc thậm chí không sốt.

Nếu bé bị sốt cao trên 38°C, lên tới 39 – 40°C, kèm theo tiêu chảy hoặc các bất thường khác thì có thể trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào khác chứ không phải mọc răng.

Cũng có trường hợp trong thời gian mọc răng trẻ thường xuyên ngậm tay bẩn trong miệng, nhai cắn vật dụng kém vệ sinh dẫn đến sốt và nhiễm khuẩn. Khi đó, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

Cách giải quyết khi trẻ bị sốt mọc răng

Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ nhỏ thường chỉ là sốt nhẹ, vì vậy bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt đơn giản cho trẻ như lau người hoặc tắm nước ấm, chườm ấm, nới lỏng quần áo, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, uống nhiều nước,…

Nếu trẻ đang mọc răng và có biểu hiện đau nướu, bạn có thể cho trẻ ngậm vòng silicon để trẻ nhai hoặc massage nướu cho trẻ bằng đầu ngón tay sau khi đã rửa tay sạch sẽ.

Cho trẻ ngậm vòng silicon để giảm cảm giác đau nướu

Ngoài ra, để giúp quá trình mọc răng diễn ra thuận lợi, các bậc cha mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây:

  • Một số trẻ thường bị chảy nước dãi trong thời gian mọc răng, vì vậy bạn hãy lau miệng cho trẻ thường xuyên hơn nhằm giữ vệ sinh và phòng tránh hiện tượng phát ban xung quanh cổ, cằm, má và miệng.
  • Nếu trẻ bị chảy dãi quá nhiều, bạn có thể đeo yếm cho bé và thoa thêm kem chống hăm.
  • Rửa sạch tay trước khi chà nướu cho trẻ.
  • Để giúp trẻ giảm cảm giác đau nướu khi mọc răng, bạn có thể cho vòng nhai silicon vào ngăn mát tủ lạnh trước khi cho trẻ dùng. Không cho vào ngăn đông (ngăn đá) vì có thể làm dụng cụ vỡ, nứt và thôi nhiễm hóa chất.
  • Bạn cũng có thể sử dụng khăn ướt, sạch đã ướp mát để thay thế nếu không có vòng nhai.
  • Đối với những trẻ đã ăn dặm, cha mẹ có thể cho trẻ ăn bánh ăn dặm nhằm thỏa mãn nhu cầu cắn, nhai của trẻ. Song bạn cần chú ý theo dõi khi trẻ ăn, tránh để trẻ bị hóc, nghẹn có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Nướu là gì? Có cấu tạo ra sao và đảm nhận chức năng nào?

Cho trẻ ăn bánh ăn dặm nhằm thỏa mãn nhu cầu cắn, nhai của trẻ

Như vậy, các biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ nhỏ cũng như cách xử trí đã được chia sẻ trong bài viết trên đây. Nếu bạn còn băn khoăn nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm theo số điện thoại 1900 56 5678 để được các bác sĩ nha khoa và tư vấn viên hỗ trợ miễn phí nhé.