Sâu răng cũng có thể do men răng bị khiếm khuyết. Men răng dễ tan trong axit do thành phần muối khoáng trên bề mặt men răng. Bề mặt men có nhiều lỗ rỗng và rãnh sâu, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng nhưng khó vệ sinh. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn, và axit sinh ra có thể gây ra các lỗ sâu răng trong các hố và rãnh.
Nguyên nhân hình thành sâu răng
Không vệ sinh răng miệng
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sâu răng hiện nay, đặc biệt ở trẻ em, độ tuổi mà ý thức bảo vệ răng miệng chưa được trang bị một cách kỹ càng. Thức ăn chúng ta ăn hàng ngày nếu không được làm sạch, thì các vụn thức ăn còn sót lại sẽ bám vào các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn và lâu dần sẽ xảy ra tình trạng sâu răng.
Ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo
Đây là 2 nhóm thực phẩm khi đưa vào cơ thể sẽ tạo môi trường thuận lợi nhất cho các vi khuẩn có hại trong răng miệng phát triển, gây sâu răng và nặng hơn ảnh viêm tủy, chết tủy.
Khô miệng, thiếu nước
Khi miệng bị khô, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công hơn, từ đó gây nên tình trạng sâu răng
Nước bọt có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa sâu răng. Vì thế, nếu để cơ thể xảy ra tình trạng thiếu nước, gây khô miệng thì đồng nghĩa với việc nước bọt được tiết ra ít hơn, răng cũng sẽ không được bảo vệ tốt như trước, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng sâu răng.
Ăn các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng
Điều này sẽ làm cho răng bị yếu dần đi, thậm chí nếu ăn đồ quá cứng rất dễ làm cho răng bị sứt mẻ, tạo khe hở cho các vụn thức ăn lọt vào. Từ đó gây nên tình trạng sâu răng.
Biện pháp khắc phục sâu răng
Sâu răng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là dẫn tới mất răng. Vì vậy, để ngăn ngừa hậu quả xấu nhất có thể xảy ra, dưới đây là một vài “mẹo” nhỏ, giúp khắc phục, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả:
- Thay đổi thói quen ăn uống sẽ góp phần ngăn ngừa sâu răng diễn ra. Bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, canxi và hạn chế các loại thực phẩm, thức uống chứa nhiều đường. Đồng thời uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Thói quen này không những giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng sâu răng mà còn giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh lý khác.
- Đánh răng đúng cách và thay bàn chải thường xuyên. Đánh răng thôi chưa đủ, mà cần phải đúng cách để đảm bảo khoang miệng được vệ sinh một cách tốt nhất. Đồng thời loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn còn bám lại trên răng. Bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng theo định kỳ 3-4 tháng/lần để đảm bảo các lông chải hoạt động tốt. Bàn chải nếu sử dụng quá lâu, các lông ở phần đầu bàn chải đã bị tòe đi, khi chải răng sẽ không còn đạt hiệu quả tốt như trước nữa.
Cần đánh răng đúng cách và thay bàn chải thường xuyên để phòng ngừa bệnh sâu răng
- Khám răng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần. Khi khám răng tại các nha khoa, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình răng hiện tại của bạn và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời nếu răng miệng có vấn đề. Đồng thời, kết hợp chăm sóc răng tại nhà bằng cách súc miệng với nước muối pha loãng để sát khuẩn và giúp răng chắc khỏe hơn.
- Khi nhận thấy răng bị đau, nhức bất thường cần đến các nha khoa uy tín để bác sĩ có thể thăm khám kịp thời. Tránh chủ quan và tự ý xử lý tại nhà. Nếu không đúng cách sẽ làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn, để lại những biến chứng sau này.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sâu răng gây đau nhức, khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, nhưng bạn phân vân và không biết đâu là nơi uy tín để điều trị, thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa Nhân Tâm để được bác sĩ thăm khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.