TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới phải làm sao?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 26.952
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới gây ra cảm giác cực kì khó chịu, đau nhức, làm ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, ứng với mỗi nguyên nhân lại có những cách khắc phục khác nhau. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Nha khoa Nhân Tâm để hiểu hơn về tình trạng này nhé.

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể do nhiều nguyên nhân, ứng với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục khác nhau như dùng thuốc, trám răng, điều trị tủy, bọc răng sứ, nhổ răng khôn, nhổ răng sâu,…

Nguyên nhân khiến bạn bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hoặc hàm trên là hiện tượng lợi bị viêm và sưng tấy lên. Điều này làm cả trở hoạt động nghiền nát thức ăn vì khi nhai trúng vị trí nướu sưng thì sẽ cực kì đau nhức. Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này bao gồm:

Mọc răng khôn

Nướu tại vị trí góc hàm trong cùng bị sưng tấy rất có thể là biểu hiện răng khôn đang mọc lên. Lúc này, nướu sẽ bị viêm đỏ và có thể kèm theo cảm giác đau nhức, khiến cho bạn mất ăn mất ngủ.

Mọc răng khôn khiến bạn bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Viêm nướu và viêm nha chu

Mảng bám hay vôi răng tích tụ quá nhiều không được vệ sinh sạch sẽ trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn đang trú ngụ tại đây phát triển và gây sưng đỏ, viêm nhiễm nướu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nha chu bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.

Thói quen xấu thường ngày

Những thói quen hàng ngày của bạn như dùng tăm hoặc vật nhọn để xỉa răng, chải răng quá mạnh,… Đều có thể làm thương tổn nướu dẫn tới viêm sưng.

Cách điều trị khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Nếu bạn đã bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hoặc hàm trên trong vài ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên tới gặp bác sĩ đẻ được khám và chẩn đoán nguyên nhân. Đồng thời can thiệp điều trị bằng các phương pháp phù hợp trong thời gian sớm nhất. Quá tình chữa trị sẽ làm giảm các cơn đau nhức và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Điều trị nguyên nhân

Các biện pháp chữa trị theo từng nguyên nhân gây sưng nướu bao gồm:

1. Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn khi chúng mọc bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu răng khôn mọc bất thường chèn ép răng kế bên hoặc bị sâu, bác sĩ sẽ tư vấn bạn nhổ răng để tránh gây ảnh hưởng tới các răng khác. Chiếc răng này cũng không đóng vai trò gì trong việc ăn nhai hoặc thẩm mỹ nên sau khi nhổ bạn không cần phải phục hình lại răng.

2. Sử dụng thuốc

Trường hợp viêm nướu hoặc sâu răng nhẹ bạn có thể dùng một số loại thuốc để chống viêm, giảm đau, tái khoáng và ức chế vi khuẩn gây hại như dung dịch súc miệng diệt khuẩn, kem đánh răng chứa fluor, calcium, phosphate.

3. Trám răng

Trám răng sẽ phù hợp với những người bị sâu mức độ nhẹ, lỗ sâu không quá lớn. Các ổ sâu sẽ được làm sạch, loại bỏ các mô đã hư hại, sau đó trám lại bằng chất liệu đặc biệt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Trám răng chữa trị sâu răng mức độ nhẹ

4. Bọc răng sứ

Biện pháp này được chỉ định trong trường hợp răng đã suy yếu nhiều, nứt vỡ lớn do sâu răng đã phá hủy men răng. Việc bọc sứ sẽ có công dụng bảo vệ răng, khôi phục hình dáng răng và phòng ngừa bệnh tái phát.

5. Điều trị tủy

Khi tủy răng bị viêm nhiễm, bạn cần tiến hành loại bỏ mô tủy đã hư hỏng và lấp kín ống tủy bằng chất liệu nhân tạo. Sau khi điều trị tủy, bạn nên bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.

6. Nhổ răng sâu

Trong trường hợp sâu răng nặng, gây tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ nhằm ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Điều trị triệu chứng

Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây bệnh, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp sau để làm giảm triệu chứng khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới:

  • Dùng túi chườm hoặc đá lạnh để giảm cảm giác đau nhức.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc giấm táo đã pha loãng để ức chế vi khuẩn gây hại, làm dịu mô nướu đang bị viêm.
  • Uống trà gừng ấm để làm giảm tình trạng sưng nướu răng, giảm cảm giác khó chịu, đau nhức.

Trà gừng ấm sẽ giúp bạn giảm đau, mang lại cảm giác dễ chịu

  • Chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng.
  • Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ, chất khoáng để nâng cao đề kháng, làm dịu nướu răng và hỗ trợ làm sạch khoang miệng.
  • Ăn thức ăn lỏng, mềm trong thời gian điều trị, tráng ăn đồ ăn mặn, chứa nhiều đường, chất kích thích hoặc gia vị cay nóng.

Như vậy, bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân. Nếu hiện tượng này kéo dài hơn 2 – 3 ngày, bạn nên tới trung tâm nha khoa uy tín như Nha khoa Nhân Tâm để thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.