TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị sâu răng dùng thuốc gì hiệu quả?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,024
Tùy theo mức độ và tình trạng sâu răng mà Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có cần dùng thuốc hay là không. Vậy khi nào cần dùng thuốc trị sâu răng và bị sâu răng dùng thuốc gì? Đọc ngay bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé!

Bị sâu răng dùng thuốc gì là một trong những câu hỏi Nha khoa Nhân Tâm nhận được từ bệnh nhân sâu răng. Trên thực tế, thuốc hỗ trợ điều trị sâu răng sẽ được Bác sĩ chỉ định nhằm giảm đau, kháng viêm, kháng sinh… trong trường hợp sâu răng gây nhiễm trùng.

Khi nào cần dùng thuốc trị sâu răng?

Sâu răng thường trải qua 3 giai đoạn: sâu men răng, sâu ngà răng, sâu tủy răng.

Ở giai đoạn sâu men răng là giai đoạn nhẹ nhất, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau hay khó chịu. Giai đoạn sâu ngà răng, bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng khi có các tác nhân kích thích như nhiệt độ nóng/ lạnh.

Với giai đoạn sâu men và sâu ngà răng, Bác sĩ chỉ cần loại bỏ phần răng bị sâu và trám bít lại với vật liệu trám chuyên dụng mà không cần sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị sâu răng.

Trám răng ở giai đoạn sâu men răng, sâu ngà răng

Trường hợp sâu răng vào tủy răng gây nhiễm trùng tủy, bệnh nhân có thể sẽ gặp các triệu chứng đau nhức dữ dội, sưng mặt, sốt, viêm nhiễm, sưng hàm, khó há miệng, khó ăn nhai, nổi hạch, áp-xe…

Lúc này, Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh kết hợp điều trị bằng các phương pháp nha khoa như chữa tủy, phục hình răng sâu bằng bọc răng sứ, nhổ răng sâu…

Bị sâu răng dùng thuốc gì?

Bị sâu răng dùng thuốc gì? Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị sâu răng phù hợp. Thông thường, các thuốc hỗ trợ điều trị sâu răng bao gồm:

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau răng, hành sốt thì trong đơn thuốc sẽ có các loại thuốc giúp giảm đau, hạ sốt nhằm giảm tình trạng đau nhức, cho bệnh nhân dễ chịu hơn.

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp. Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến và an toàn nên thường được chỉ định để kiểm soát cơn đau.

Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến và an toàn

2. Thuốc kháng viêm

Sâu răng mức độ nghiêm trọng thường gây viêm nhiễm, sưng tấy tại vị trí răng sâu hoặc cả hàm răng. Nếu như sâu răng gây viêm nhiễm, thì bạn cần uống thuốc kháng viêm theo đơn của Bác sĩ để tăng hiệu quả giảm đau, kháng viêm.

Các loại thuốc kháng viêm thường được kê có Aspirin, Ibuprofen là những thuốc kháng viêm không steroid, hỗ trợ giảm đau, giảm sưng. Bệnh nhân nên uống khi no để tránh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

3. Thuốc bôi tê

Ngoài thuốc giảm đau đường uống thì Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc bôi tê để giảm đau tức thời. Khi bôi thuốc vào nướu và răng bị sâu sẽ có tác dụng gây tê và giảm đau nhanh chóng.

Benzocain là loại thuốc tê giảm đau phổ biến nhất, tuy nhiên cần sử dụng đúng hàm lượng theo hướng dẫn của Bác sĩ và không dùng thuốc quá 7 ngày.

4. Thuốc kháng sinh

Bác sĩ sẽ chọn loại kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn do sâu răng tùy vào chủng vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh có tác dụng ức chế và bất hoạt vi khuẩn, từ đó suy giảm hiệu quả các triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm để thuận lợi hơn cho việc thực hiện các kỹ thuật nha khoa.

Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ Bác sĩ

Kháng sinh amoxicillin và phenoxymethylpenicilin nằm vị trí đầu tiên trong danh sách các loại kháng sinh điều trị sâu răng vì chúng thuộc nhóm kháng sinh beta lactam, mang lại hiệu quả cao khi tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu, liên cầu…

Nếu bệnh nhân dị ứng với các loại kháng sinh trên, Bác sĩ sẽ cân nhắc thay thế bằng Doxycycline là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin, hoặc spiramycin và erythromycin…

Xem thêm: Nhận biết sớm dấu hiệu sâu răng đến tủy

Phương pháp điều trị sâu răng

Nếu như bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “bị sâu răng dùng thuốc gì?” thì Nha khoa Nhân Tâm sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp điều trị sâu răng chuyên nghiệp tại nha khoa.

Khi bệnh nhân bị sâu răng, Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân chụp phim CT Cone beam 3D để xác định tổn thương ở răng và khu vực xung quanh.

Khách hàng tại Nha khoa Nhân Tâm

Trường hợp sâu răng nhẹ, chưa tổn thương vào tủy thì Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân vệ sinh răng, loại bỏ phần mô răng bị sâu và trám lại lỗ hổng sâu răng bằng vật liệu trám thẩm mỹ với công nghệ trám răng Laser Tech.

Trường hợp sâu răng vào tủy nhưng chưa gây nhiễm trùng nặng thì Bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy, loại bỏ mô răng sâu và tủy răng bị viêm, sau đó phục hình lại răng đã chữa tủy bằng phương pháp bọc răng sứ.

Khi răng đã bị sâu nặng, ổ nhiễm trùng lớn, áp-xe khiến chân răng bị tổn thương và lung lay không thể bảo tồn được thì Bác sĩ sẽ trích dẫn lưu mổ, làm sạch ổ nhiễm trùng, chỉ định bệnh nhân dùng thuốc trị sâu răng phù hợp, sau đó là nhổ răng sâu để tránh làm ảnh hưởng đến tổ chức mô và xương quanh răng, ngăn ngừa sâu răng diện rộng.

Với những thông tin mà Nha khoa Nhân Tâm cung cấp, chúng tôi hy vọng bệnh nhân bị sâu răng sẽ có thêm những thông tin bổ ích để không còn phải băn khoăn “sâu răng dùng thuốc gì”. Điều quan trọng là chọn lựa địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị theo chỉ định bạn nhé!