TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị mẻ răng cửa có sao không? Làm thế nào để khắc phục?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.130
Bị mẻ răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng. Vậy khi bị mẻ răng cửa thì phải làm sao? Có cách nào khắc phục hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin trong bài viết sau nhé!

Bị mẻ răng cửa là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Bởi răng cửa nằm ở vị trí trung tâm, nếu bị sứt mẻ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp, đồng thời còn tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Bị mẻ răng cửa có ảnh hưởng gì không?

Răng cửa là răng nằm ở vị trí trung tâm của hàm răng. Mỗi người thường sẽ có 8 răng cửa, bao gồm 4 răng cửa hàm trên và 4 răng cửa hàm dưới. Trong đó, 2 chiếc răng ở trung tâm gọi là răng cửa giữa, 2 chiếc răng bên cạnh gọi là răng cửa bên.

Bị mẻ răng cửa là tình trạng xảy ra ngoài ý muốn, thường do các va đập, té ngã. Ngoài ra, tình trạng răng bị thiếu các khoáng chất (canxi, fluor,…) hay mắc phải những thói quen xấu như dùng răng để mở nắp chai, ăn nhai những thức ăn cứng,… cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến răng cửa bị mẻ.

Bị mẻ răng cửa gây mất thẩm mỹ cho nụ cười

Răng cửa nằm ở phía trước, lộ ra khi bạn cười nói. Do đó, khi răng cửa bị mẻ sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, khiến nụ cười mất đi nét duyên dáng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp với người khác.

Bên cạnh đó, mẻ răng cũng tác động không nhỏ đến cấu trúc bảo vệ của răng, có thể khiến ngà và tủy răng lộ ra bên ngoài. Điều này sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, gây ê buốt khi ăn uống hay tiếp xúc với không khí lạnh. Bên cạnh đó, tình trạng này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác tấn công vào bên trong răng, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, áp xe răng,… Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng.

Cách khắc phục tình trạng mẻ răng cửa

Khi bị mẻ răng cửa, mặc dù không gây đau nhức gì nhưng bạn cũng nên tìm đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp phục hình phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

Dán lại mảnh răng bị mẻ

Phương pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp răng bị mẻ nhưng vẫn chắc khỏe, không làm tổn thương đến tủy, đồng thời mảnh vỡ răng không bị hư hỏng và được giữ gìn tốt. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa phù hợp để dán lại mảnh vỡ.

Mài hoặc trám răng

Trường hợp răng bị mẻ ít thì bác sĩ có thể mài cạnh răng để giúp răng phẳng lại. Hoặc nếu răng bị mẻ ít, không tác động nhiều đến mô răng thì bác sĩ sẽ thực hiện trám răng. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, độ bền của những miếng trám đối với răng cửa thường không cao, bởi đây là vị trí thường để cắn xé thức ăn.

Trám răng là giải pháp đơn giản giúp phục hồi răng cửa bị mẻ

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được đánh giá là phương pháp phục hình tình trạng bị mẻ răng cửa tối ưu hiện nay. Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên bác sĩ sẽ mài chỉnh răng thật theo một tỷ lệ thích hợp. Sau đó lấy dấu răng và chế tạo mão răng sứ. Cuối cùng gắn cố định răng sứ lên trên sao cho khít sát với cùi răng, không gây cộm vướng.

Bọc răng sứ sẽ giúp phục hồi răng bị mẻ về cả thẩm mỹ lẫn chức năng nhai. Hình dáng, kích thước, màu sắc của răng sứ tương tự như răng thật, người khác sẽ khó có thể nhận ra sự khác biệt. Hơn nữa, độ bền của răng sứ thường rất lâu, có thể lên đến 20 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách.

Trồng răng Implant

Với những trường hợp răng bị mẻ lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng và các phương pháp bảo tồn răng thật như trám răng, bọc răng sứ không hiệu quả thì nhổ răng và trồng răng Implant sẽ là giải pháp được bác sĩ chỉ định.

Trồng răng Implant sẽ giúp khôi phục toàn diện cả chân và thân răng bằng cách cấy ghép trụ Implant được làm từ Titanium vào bên trong xương hàm. Sau khoảng 4 – 6 tháng, khi trụ tích hợp với xương hàm thì bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên thông qua khớp nối abutment.

Trồng răng Implant được chỉ định khi răng cửa bị mẻ lớn, không thể hồi phục

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những ảnh hưởng khi bị mẻ răng cửa và có cách khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm qua Hotline 1900 56 5678 để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.