TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị đau quai hàm gần tai bên trái là biểu hiện của bệnh gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 9.102
Bị đau quai hàm gần tai bên trái có thể do các vấn đề về răng miệng gây nên. Để bảo tồn khả năng ăn nhai, bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục để sớm cải thiện tình hình và chấm dứt cảm giác đau.

Bị đau quai hàm gần tai bên trái hoặc phải là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, các vấn đề nha khoa có liên quan đến tình trạng này bao gồm: Sai khớp cắn, mọc răng khôn, sâu răng hàm nặng, viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng tại răng hàm,… Lúc này, cách xử lý tốt nhất là bạn nên tới thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị tại nha khoa.

Bị đau quai hàm gần tai bên trái/phải là biểu hiện của bệnh gì?

Bị đau quai hàm gần tai bên trái hoặc phải có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau. Sau đây là một số bệnh lý nha khoa có liên quan tới tình trạng trên:

Mọc răng khôn

Bị đau quai hàm gần tai bên trái hoặc phải có liên quan đến hiện tượng mọc răng khôn, đây là điều mà rất ít người ngờ đến. Răng khôn xuất hiện khá muộn sau khi xương hàm đã phát triển cứng chắc nên sẽ gây đau và nguy cơ viêm cũng cao hơn các răng khác. Bên cạnh đó, vị trí của chiếc răng này nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên cảm giác đau có thể lan tới quai hàm ở gần tai. Một số trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn khiến cảm giác đau lan cả lên đầu.

Nếu nghi ngờ bị đau quai hàm gần tai bên trái và phải là do răng khôn mọc, bạn cần quan sát kỹ khu vực góc hàm trong cùng. Nướu quanh răng khôn thường sưng, đỏ, ấn vào thấy nóng và đau. Trường hợp bị viêm lợi trùm răng khôn, nướu răng sẽ ứ mủ và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Mọc răng khôn có thể khiến bạn bị đau quai hàm gần tai bên trái

Sai khớp cắn

Tình trạng răng mọc khấp khểnh, lệch lạc, chen chúc nhau dẫn đến sai khớp cắn sẽ khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Lúc này xương hàm và khớp thái dương hàm sẽ phải chịu lực tác động lớn từ hoạt động ăn nhai, lâu dần tạo ra các cơn đau nhức tại xương hàm và cả vùng xương hàm gần tai.

Tình trạng viêm nhiễm tại răng hàm

Răng hàm là nhóm răng ở vị trí phía trong khuôn hàm, gần khớp thái dương hàm. Những bệnh lý nha khoa tại khu vực này như viêm nha chu, sâu răng nặng, viêm tủy răng, áp xe răng,… Có thể dẫn đến cảm giác đau nhức nghiêm trọng và lan đến vùng quai hàm gần tai.

Thông thường, bị đau quai hàm gần tai bên trái/phải thường liên quan tới các bệnh lý nha khoa tại răng hàm dưới. Còn những bệnh xảy ra tại răng hàm trên thường dẫn đến viêm xoang cùng các bệnh lý về đường hô hấp trên.

Phương pháp điều trị khi bị đau quai hàm gần tai bên trái/phải

Trong trường hợp khách hàng bị đau quai hàm gần tai bên trái hoặc phải do các bệnh lý nha khoa thì bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp chữa trị như sau:

  • Niềng răng: Phương pháp này được chỉ định khi khách hàng bị đau quai hàm gần tai bên trái hoặc phải do các sai lệch về khớp cắn khi răng mọc chen chúc, khấp khểnh, lệch lạc. Niềng răng giúp dưa cá răng về lại vị trí đúng. Từ đó bảo đảm sự cân bằng khớp cắn và giảm lực tác động đến khớp thái dương hàm. Quá trình niềng răng cần khá nhiều thời gian nên bạn phải kiên trì để có được kết quả tối ưu nhất.

Niềng răng khi khách hàng bị đau quai hàm gần tai do sai lệch khớp cắn

  • Nhổ răng khôn: Đây là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, chen chúc với răng bên cạnh và chèn ép dây thần kinh. Sau khi lấy răng khôn ra khỏi khuôn hàm, cảm giác đau nhức và khó chịu sẽ dần thuyên giảm.
  • Các biện pháp khác: Tùy vào từng bệnh lý của khách hàng mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp như lấy tủy răng, trám răng, nạo túi nha chu,… Trường hợp răng bị thương tổn nặng không thể phục hồi, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng và phục hình lại bằng cách trồng răng giả.

Ngoài ra, nếu phát hiện các biểu hiện nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị. Trường hợp đau do sưng và viêm, khách hàng có thể được chỉ định thuốc giảm đau hoặc tiêm Steroid.

Chất cay Capsaicin hoặc các thuốc giảm đau tại chỗ dạng xịt cũng có thể được dùng cho những người bị đau nhiều hoặc đau do dây thần kinh.

Thuốc kháng sinh có thể được dùng để trị đau quai hàm khi có biểu hiện viêm nhiễm

Nếu bạn đang bị đau quai hàm gần tai bên trái hoặc phải và muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách chữa trị phù hợp thì hãy đến ngay Nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia đầu ngành trực tiếp thăm khám và tư vấn miễn phí hoàn toàn nhé.