TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị đau nướu răng trong cùng do đâu? Cách nào điều trị?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4.519
Bị đau nướu răng trong cùng thường xảy ra khi răng khôn mọc sai vị trí, nhiễm khuẩn hay thiếu vitamin cần thiết, cũng có thể do các bệnh lý răng miệng gây ra. Khi mắc phải tình trạng này, răng của bạn cần được chăm sóc và điều trị phù hợp nhằm tránh các rủi ro mất răng.
Bị đau nướu răng trong cùng hay còn gọi là viêm nướu trong cùng là một dạng bệnh lý răng miệng. Thường gây đau nhức, sưng tấy lợi, khó chịu cho bạn trong cuộc sống, cản trở đến các hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày. Sưng lợi trong cùng có rất nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều cách điều trị cũng như hạn chế tình trạng này.

Nguyên nhân bị đau nướu răng trong cùng

Răng trong cùng của hàm dưới sẽ là răng số 7 hoặc số 8 (hay còn gọi là răng khôn). So với các vị trí khác trên cung hàm thì răng trong cùng rất khó vệ sinh sạch sẽ nên dễ tích tụ các mảng bám, thức ăn thừa và cao răng. Tình trạng bị đau nướu răng trong cùng có thể do những tác nhân thường gặp sau đây:

Viêm nướu răng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sưng lợi trong cùng là do viêm nướu hay viêm nha chu. Tình trạng này xảy ra là hậu quả của việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên hay không đúng cách. Các mảng bám trên răng không được loại bỏ dẫn đến việc vi khuẩn hình thành và phát triển ngày càng nhiều.

Bởi vì nằm bên trong cùng nên mô nướu và răng rất khó để bạn có thể làm sạch hoàn toàn. Chính vì vậy đây cũng là môi trường cực kì lý tưởng để vi khuẩn phát triển, tiết ra độc tố làm viêm sưng nướu răng. Nặng hơn nữa là gây mưng mủ tạo một cảm giác không hề dễ chịu cho bạn.

Sâu răng hàm

Sâu răng hàm có thể gây sưng lợi răng khôn

Sưng lợi trong cùng có thể là do nguyên nhân sâu răng hàm gây ra, đặc biệt là răng số 7 và số 8. Sâu răng cũng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, thường xảy ra ở đối tượng là trẻ em. Bệnh này do vi khuẩn phát triển và bài tiết axit phá hủy chất khoáng của cao răng. Từ đó tạo ra một đường cho vi khuẩn thâm nhập vào ngà răng, tủy răng và gây viêm sưng toàn bộ phần mô nướu xung quanh.

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch khỏi vị trí có thể gây sưng nướu răng khôn cũng như gây ảnh hưởng đến các răng khác xung quanh. Khi răng khôn không mọc đúng vị trí, thức ăn sẽ dễ bị mắc kẹt lại, tạo điều kiện phát triển của vi khuẩn gây sưng nướu và sâu răng.

Bên cạnh đó, răng khôn mọc lệch có thể gây đau nhức răng, khít hàm, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng nhai và khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Khối u ở xương hàm

Khối u lành tính có thể gây sưng nướu răng trong cùng

Các khối u ở xương hàm cũng là một trong những nguyên nhân hiếm gặp có thể gây sưng nướu răng khôn. Ngoài ra, tình trạng này đôi khi có thể làm tổn thương xương hàm cũng như các mô mềm ở miệng. Thông thường các khối u này là lành tính, không gây ung thư, nhưng có thể xâm lấn vào xương và các mô xung quanh làm xô lệch răng.

Lựa chọn điều trị khối u ở xương hàm thường dựa vào nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật miệng, hàm và mặt để loại bỏ đi khối u. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được chỉ dẫn các biện pháp xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, việc sưng nướu răng trong cùng đôi khi là do thiếu vitamin hoặc liên quan đến các bệnh tiềm ẩn khác. Trao đổi cặn kẽ với bác sĩ để được chẩn đoán và có được các biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

Cách điều trị sưng lợi trong cùng hiệu quả

Nếu bạn chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể áp dụng một số cách giảm sưng lợi trong cùng tại nhà. Các phương pháp này giúp bạn giảm thiểu tình trạng răng đau nhức, hỗ trợ giảm sưng và cầm máu ở những mô nướu bị tổn thương.

Ngậm nước muối để hạn chế tình trạng sưng đau nướu

  • Ngậm nước muối pha loãng, bạn có thể kết hợp với chanh
  • Chườm đá ở bên ngoài má, sẽ hiệu quả với trường hợp mọc răng khôn
  • Ngậm nước sắc lá bạc hà, trầu; ngậm bông gòn có thấm tinh dầu đinh hương hoặc mật ong

Nếu tình trạng sưng nướu răng trong cùng không có sự cải thiện, bạn nên sắp xếp thời gian để đến phòng khám nha khoa để được thăm khám. Sau khi chẩn đoán và xác định được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp  điều trị phù hợp cho bạn.

  • Cạo vôi răng
  • Trám răng
  • Lấy tủy răng
  • Cắt lợi trùm
  • Nhổ răng khôn
  • Liệu pháp fluor
  • Sử dụng thuốc

Bài viết trên đây đã giới thiệu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị khi bị đau nướu răng trong cùng. Tuy nhiên trường hợp khi  tình trạng sưng đau không thuyên giảm khi vệ sinh đúng cách và tự điều trị tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ tại cơ sở nha khoa gần đây uy tín để được hỗ trợ.