TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bệnh lở miệng (lở mồm) là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 35,566
Hầu hết tất cả mọi người đều đã trải qua bệnh lở miệng (lở mồm) một lần trong đời. Dù trông chúng vô hại, nhưng vết loét lại khiến bệnh nhân cực kỳ đau đớn. Vậy tại sao lại bị lở mồm? Bệnh này kéo dài bao lâu?

Bị lở mồm (nhiệt miệng) xảy ra rất thường xuyên, nhưng ít người biết nguyên nhân vì sao chúng lại mọc lên. Lở mồm (nhiệt miệng) bao lâu thì khỏi, khi bị nên ăn gì để mau khỏi sẽ được đề cập trong bài viết sau!

Bệnh lở miệng (lở mồm) có nguy hiểm không?

Lở mồm/lở miệng là căn bệnh rất phổ biến có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Nhưng rất ít người biết lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Lở mồm là bệnh xuất hiện những vết loét trên các mô mềm trong miệng của bạn, có thể là môi, má, nướu, lưỡi hoặc vòm miệng. Ngoài ra, bạn còn có thể bị loét miệng trên thực quản, ống dẫn đến dạ dày.

Bệnh viêm loét miệng thường gặp nhất là ở môi hay bị dưới lưỡi. Nhưng cũng có một số trường hợp vết loét được hình thành do điều kiện sức khỏe. Người thường xuyên bị lở miệng có thể bị mắc các bệnh về gan, đường tiêu hóa, nhiễm trùng hay ung thư. Vì thế các bạn cần phải tìm hiểu khi thường xuyên bị lở miệng và cách trị lở miệng nhanh nhất trước khi chúng chuyển biến nặng.

Bệnh lở miệng (lở mồm) có nguy hiểm không

Nguyên nhân mắc bệnh lở mồm (nhiệt miệng)

Hầu hết các vết lở loét miệng chỉ xảy ra khi bị kích ứng, tổn thương, những thứ có thể gây kích ứng miệng, dẫn đến lở miệng như sau:

  • Lở miệng do gen di truyền.
  • Hệ miễn dịch kém thường xuyên bị lở mồm.
  • Bệnh lở miệng ở người lớn có thể do răng giả sần sùi, lắp kênh cộm cọ vào nướu răng và lưỡi
  • Do mắc cài khi niềng răng.
  • Nhiệt miệng ở môi là do hay ăn và uống đồ cay nóng.

Nguyên nhân mắc bệnh lở mồm (nhiệt miệng)

Những thói quen có thể làm lở loét miệng:

  • Thói quen hút thuốc lá
  • Sử dụng thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ
  • Thực phẩm có tính axit cao, thay đổi nội tiết tố khi mang bầu
  • Bị va đập mạnh, cắn trúng môi
  • Thiếu vitamin và axit folic sẽ khiến bạn hay bị loét miệng

Bệnh lở miệng kéo dài có biểu hiện gì?

Khi các vết loét ở miệng xuất hiện, chúng thường gây ra cảm giác đau đớn, sốt cao, khiến các hoạt động hàng ngày như đánh răng hoặc ăn uống khó khăn hơn rất nhiều. Nếu vết loét miệng cứ tái diễn, có màu đỏ hoặc trắng đục ở môi, má, lưỡi, nướu,… thì thường mắc các bệnh như sau:

  • Bệnh giời leo: miệng bị sưng đỏ, xuất hiện bóng nước trên da song song với dây thần kinh.
  • Bệnh lở miệng do nấm candida, còn gọi là bệnh tưa miệng, bệnh nhiễm nấm sẽ làm cho các mảng trắng và đỏ xuất hiện trong miệng.
  • Vi khuẩn herpes simplex: đây là nguyên nhân gây lở loét miệng ở dưới lưỡi, nướu, chúng có thể tạo ra vết loét sinh dục.
  • Bệnh phong: tình trạng mãn tính có thẻ gây phát ban, viêm trong miệng hoặc trên da.
  • Viêm nướu thường xảy ra ở trẻ em, các vết thương sẽ tự như vết viêm loét miệng ở người lớn.

Một vài triệu chứng khác của bệnh lở miệng:

  • Bệnh bạch sản niêm: tạo ra những mảng màu trắng xám ở bất cứ nơi nào trong miệng.
  • Bệnh loét miệng ở trẻ em: có thể là bệnh tay chân miệng, xuất hiện các mảng đỏ nhỏ, đau đớn trên các bộ phận cơ thể.
  • Lở miệng lâu ngày không khỏi có thể là biểu hiện của ung thư hoặc tiền ung thư, khi mảng đỏ xuất hiện trên nướu, lâu ngày sẽ gây lở loét.
  • Các vết viêm loét mãn tính: là mảng đỏ, cạnh phẳng và các mảng trắng hoặc xám bao xung quanh chúng.

Khi bị lở miệng nên ăn và kiêng gì?

Bị lở mồm nên ăn gì?

Những nguyên nhân gây bệnh lở miệng, loét miệng thường có liên quan đến chế độ ăn uống không khoa học.Bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, chứa nhiều vitamin và axit folic, đồ có tính thanh nhiệt cao.

  • Ăn nhiều thực phẩm mềm hoặc thực phẩm có chứa chất lỏng: nên dùng thử các loại súp ấm (nấu kỹ và để nguội bớt trước khi ăn), ngũ cốc nấu chín cho thêm nước hoặc sữa, bột yến mạch, sữa chua, pudding, khoai tây nghiền, và trái cây đóng hộp.
  • Các loại rau củ quả có nhiều vitamin và khoáng chất như cà rốt, rau chân vịt, súp lơ, cam, chanh, táo và kiwi,…
  • Các loại nước ép thanh nhiệt như: rau má, nha đam, nước dừa và trà xanh,…

Khi bị lở miệng nên ăn và kiêng gì

Bị lở mồm nên kiêng ăn gì?

  • Kiêng các loại thực phẩm có tính nóng hoặc kích thích vi khuẩn sinh sôi như sôcôla, đồ cay, cà phê, đậu phộng, hạnh nhân, phô mai, cà chua hoặc bột mì.
  • Không được ăn đồ cay hoặc quá lạnh.
  • Tránh xa các loại thực phẩm cứng (ví dụ: bánh mì nướng, khoai tây chiên).
  • Không nên nhai kẹo cao su
  • Hạn chế dùng bàn chải đánh răng mềm, đầu nhỏ 
  • Tránh dùng kem đánh răng có chứa natri lauryl sulphate.

Lở miệng thường kéo dài bao lâu?

Viêm loét miệng lưỡi thường là kích ứng nhỏ và chỉ kéo dài khoảng một hoặc hai tuần rồi tự hết. Nhưng có một số trường hợp như ung thư miệng hoặc nhiễm trùng virus thì chúng sẽ không tự biến mất và ngày càng lan rộng.

Bị lở miệng ở môi là đau nhất, vùng giữa của nốt nhiệt miệng sẽ có màu trắng, xám hoặc màu vàng, và phần rìa có màu đỏ. Khi ung thư miệng thì những nốt lở miệng sẽ pha trộn màu đỏ và trắng, hình thể sần sùi, không dễ cạo. Khi thấy nhiệt miệng trên lưỡi, mặt sau của miệng, nướu hoặc trên má thì bạn nên mua thuốc xức để mau khỏi.

Chắc chắn các bạn đã hiểu rõ về bệnh lở mồm (lở miệng), nguyên nhân gây bệnh và cách chữa rồi đúng không? Nếu bạn còn điều thắc mắc thì hãy liên hệ đến nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn và thăm khám nhé!