Tìm hiểu bé mọc nanh sữa là gì?
Bé mọc nanh sữa hay còn biết đến là nang lợi của bé, là một dạng tổn thương lành tính thường thấy ở niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn. Nanh sữa có vỏ mỏng, bên trong có chứa chất Keratin màu trắng, trông khá giống với tình trạng mọc mụn trắng ở lợi của trẻ sơ sinh.
Bé mọc nanh sữa do tế bào tạo mầm răng bị tiêu biến
Theo như các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh mọc nanh sữa là bởi vì thành phần tham gia tạo mầm răng không bị tiêu biến hoàn toàn trong quá trình hình thành mầm răng ở giai đoạn thai nhi, vẫn còn sót lại ở xương hàm và hình thành nên nanh sữa.
Một số biểu hiện thường thấy khi trẻ mọc nanh sữa
Thông thường, bé mọc nanh sữa trong giai đoạn 3 tháng tuổi, nhưng vẫn có thể trễ hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đã trên 8 tháng tuổi thì hiện tượng mọc nanh sữa sẽ hiếm hơn.
Khi trẻ mọc nanh sữa, bạn sẽ thấy những biểu hiện khá rõ ở cả hàm trên lẫn hàm dưới. Nanh sữa có hình dáng như các nốt mụn trắng ngà, vàng nhạt và kích thước chỉ khoảng 2 - 3 mm. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, nanh sữa có thể to lên đến 1 cm.
Một thời gian đầu, nanh sữa ở trẻ sơ sinh không gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu, đau nhức nào. Tuy nhiên, nếu nanh sữa bị nhiễm khuẩn, phần nướu lợi quanh nanh sữa sẽ bị sưng đỏ, loét khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí là sốt và bỏ bú.
Bé mọc nanh sữa liệu có gây nguy hiểm?
Về bản chất, nanh sữa rất lành tính nên không gây ra bất cứ nguy hiểm nào cho trẻ. Nanh sữa chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn từ 2 tuần đến 5 tháng và tiêu biến hoàn toàn.
Hiện tượng mọc nanh sữa không nguy hiểm cho trẻ
Đối với một số trường hợp bố mẹ chăm sóc răng miệng cho bé mọc nanh sữa không đúng cách có thể gây ra nhiều tình trạng nhiễm khuẩn. Khi đó, nanh sữa sẽ gây đau nhức, khó chịu làm cho trẻ liên tục quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn…
Bố mẹ không nên quá lo lắng khi bé mắc phải tình trạng này, và đặc biệt lưu ý không nên nhổ răng nanh sữa cho bé bằng bất cứ mẹo dân gian nào. Khi xử lý hiện tượng mọc nanh sữa không đúng cách hay vệ sinh không được đảm bảo càng làm nặng thêm hiện tượng nhiễm khuẩn. Do đó, điều cần thiết nhất mà bố mẹ cần làm là đưa bé đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Lưu ý bố mẹ nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao.
Hướng dẫn xử lý khi bé mọc nanh sữa
Khi phát hiện bé mọc nanh sữa, bố mẹ cần phải bình tĩnh và theo dõi biểu hiện của bé. Đánh giá nanh sữa có gây khó chịu hay đau nhức nhiều cho bé hay không để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu bé không có biểu hiện quấy khóc, vẫn bú sữa bình thường thì bố mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày.
Nên đưa bé đi khám nếu bé quấy khóc liên tục
Nếu trẻ liên tục quấy khóc do đau nhức, ảnh hưởng đến việc bú sữa thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng và can thiệp kịp thời.
Trong các trường cần thiết bác sĩ có thể chỉ định nhổ để xử lý hiện tượng mọc nanh sữa. Thủ thuật này cần được thực hiện vô cùng chính xác để hạn chế tổn thương niêm mạc khiến trẻ đau nhức nhiều hơn. Trước khi xử lý thì bác sĩ sẽ tiến hành bôi một chút thuốc tê để giảm đau, sau đó dùng công cụ chuyên dụng làm rách vỏ, nang sẽ tự vỡ ra và giải phóng chất màu trắng ngà. 1 đến 2 ngày sau đó thì nơi bị chích sẽ liền lại, không cần phải can thiệp gì thêm.
Qua bài viết này, Nha khoa Nhân Tâm tin rằng bố mẹ đã có cho mình những kiến thức bổ ích về bé mọc nanh sữa và cách xử lý hiệu quả. Nếu trẻ đang gặp phải các vấn đề về nanh sữa, bố mẹ hãy liên hệ với nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.