TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Mách bạn phương pháp bắt sâu răng hiệu quả khoa học

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 19,791
Nhiều người luôn quan niệm rằng ăn đồ ngọt vào ban đêm sẽ xuất hiện con sâu răng. Trong dân gian hiện nay vẫn có người nhắc đến hiện tượng này. Vậy thực hư con sâu răng ra sao, cách bắt sâu răng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau xác minh những thông tin đó qua bài viết sau đây nhé.
Ở nhiều vùng quê, vẫn có người có niềm tin về việc sử dụng những phương pháp dân gian để “bắt sâu răng”. Trên mạng vẫn trôi nổi những đoạn video quay cảnh bắt con sâu răng ra khỏi miệng, khiến cho nhiều người lầm tưởng về sâu răng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn về “con sâu răng” và cách điều trị sâu răng khoa học và hiệu quả nhất.

Bắt sâu răng và bí mật về “con sâu răng”

Khái niệm bắt sâu răng vẫn còn hiện hữu đâu đó ở nhưng vùng quê nghèo, không được phổ cập nhiều về kiến thức về nha khoa. Nhiều người có niềm tin tuyệt đối rằng “con sâu răng” có thật, thường thấy chui ra từ miệng hoặc mắt.

Vậy, các cách bắt sâu răng này là gì và tại sao mọi người lại thấy “con sâu răng”.

Bắt sâu răng bằng lá tía tô

Bắt sâu răng bằng lá tía tô

Cách thực hiện bắt con sâu răng bằng lá tía tô rất đơn giản:

  • Rửa sạch và nghiền nát một nắm lá tía tô non để lấy nước.
  • Sử dụng nước nhỏ vào mắt.
  • Để cho nước chảy tràn xuống mũi và miệng.
  • Cứ liên tục nhỏ từ từ cho đến khi con sâu răng chui ra ngoài từ đường mắt.

Các chuyên gia về mắt cũng đã chứng minh rằng, hiện tượng có vật thể màu trắng được cho là con sâu răng chui ra từ mắt hoàn toàn không phải.

Khi nhỏ nước lá tía tô vào mắt, nó sẽ khiến cho võng mạc của mắt bị viêm do chất tiết nhiều sợi Fibrin (tơ huyết), tạo thành các sợi màu trắng mà người ta vẫn lầm tưởng là con sâu răng.

Xin nhấn mạnh một điều rằng cách sử dụng lá tía tô như trên không hề có tác dụng “bắt sâu răng”. Mà ngược lại nó còn tác động đến mắt, gây khó chịu và giảm thị lực của người thực hiện.

Phương pháp xông khói hạt

Phương pháp này được khá nhiều người sử dụng vì khâu chuẩn bị và thực hiện khá đơn giản.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 viên gạch nung nóng
  • 1 nhúm hạt màu đen
  • 1 chiếc phễu đặt ngược

Trên thực tế, loại hạt được xem là bí kíp gia truyền đó chỉ là những hạt tiêu được tách đôi, bên trong có những sợi màu trắng khiến người ta lầm tưởng là con sâu răng. Khi gặp nhiệt độ cao, những sợi màu trắng đó sẽ tách ra khỏi hạt và rơi ra ngoài. Phương pháp này không những không bắt sâu răng được mà còn khiến cho bạn sử dụng hít phải một lượng khí Co2 thải ra từ gạch nung.

Thực chất về nguyên nhân gây sâu răng

Trước hết ta nên xét về vị trí răng dễ bị sâu nhất. Thông thường, những chiếc răng hàm nằm sau bên trong rất dễ bị sâu, vì chúng có nhiều khe rãnh, thức ăn dễ bị mắc lại. Hơn nữa, chúng cũng khó vệ sinh hơn là đối với những răng cửa, cửa bên vì ở phía bên trong khoang miệng.

Nguyên nhân thực sự gây sâu răng

  • Thực phẩm dễ gây sâu răng là những loại dễ bám, khó tẩy trôi như các loại bánh kẹo ngọt, chứa nhiều tinh bột, đồ chiên…
  • Thói quen ăn vặt thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Các thức uống như soda và một vài đồ uống có ga khác cũng sẽ tạo ra hàm lượng axit làm bào mòn răng.
  • Không vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách như các bác sĩ chỉ định.
  • Bổ sung không đủ lượng fluoride cho răng, không có khoáng chất tự nhiên giúp ngừa sâu răng. Fluoride là thành phần phổ biến có trong các loại kem đánh răng hiện nay.
  • Các đối tượng là trẻ em và các thanh thiếu niên thường chưa ý thức được hoặc dành đủ sự quan tâm cho vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng, rất dễ bị sâu răng. Đối với những người lớn tuổi, răng bị mòn, thoái hóa và dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn sâu răng hơn.
  • Nước bọt chính có thể rửa sạch một phần thức ăn và mẳng bám trên răng, đồng thời trong nước bọt cũng có chất chống axit do vi khuẩn có hại gây ra. Vì vậy, khô miệng, thiếu nước bọt đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển.
  • Ợ nóng và trào ngược dạ dày khiến cho các axit trong dạ dày trào lên miệng, phá hủy men răng, ảnh hưởng đến răng. Lâu ngày khiến cho ngà răng bị lộ ra, vi khuẩn dễ dàng tấn công răng hơn.

Phương pháp chữa sâu răng khoa học

Thay vì mù quán tin vào những phương pháp “bắt sâu răng” vô căn cứ, phản khoa học, thì bạn nên tìm đến những phương pháp hiện đại, được nghiên cứu và áp dụng bởi những chuyên gia có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực nha khoa để giải quyết triệt để, tránh tình trạng tiền mất tật mang.

Điều trị sâu răng bằng florua

Điều trị bằng florua là phương pháp được áp dụng khi được phát hiện sâu răng kịp thời, sâu răng vẫn chưa nặng. Phương pháp này giúp khôi phục men răng, đảo ngược giai đoan. Được thực hiện áp dụng dưới nhiều hình thức như gel, bọt… bôi trên bề mặt răng.

Trám răng

Chữa sâu răng bằng phương pháp trám răng

Trám răng sẽ được bác sĩ áp dụng khi mức độ sâu răng vượt qua giai đoạn đầu. Vật liệu trám được kết hợp bởi nhiều hợp chất chuyên dụng trong y khoa.

Trám răng là phương pháp điều trị sâu răng tại nha khoa phổ biến nhất hiện nay vì chi phí phải chăng, thời gian thực hiện nhanh chóng.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ thường được sử dụng cho trường hợp sâu răng lớn, tạo lỗ rộng làm răng suy yếu. Phần răng sứ sẽ bao phủ toàn bộ chân răng, tạo một lớp bảo vệ và tạo hình răng y như mới. Hiện nay, dịch vụ bọc răng sứ được khá nhiều khách hàng lựa chọn, có rất nhiều loại răng sứ khác nhau trên thị trường như răng sứ kim loại, răng sứ toàn sứ, răng sứ tian… Tùy thuộc vào nhu cầu về thẩm mỹ và điều kiện kinh tế mà khách hàng có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp.

Nhổ răng

Nhổ răng là phương pháp chỉ được bác sĩ chỉ định khi không có phương pháp nào có thể phục hồi răng sâu. Bởi vì nguyên tắc trong giới nha khoa là “bảo tồn” răng. Chỉ khi răng đã chết tủy, còn không khi nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng đến các răng khác và tạo khả năng dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm hơn.

Hi vọng bài viết này giúp bạn làm sáng tỏ những hiểu nhầm về phương pháp bắt sâu răng và giải thích hướng xử lý đúng đắn hơn khi có đấu hiệu sâu răng. Mọi thắc mắc liên quan, bạn vui lòng liên hệ đến Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn cụ thể.