TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

5 lưu ý chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,318
Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) thì bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng cao hơn những người khác. Bệnh lý này sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh viêm nha chu (viêm nướu nặng); vì tiểu đường làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, nếu kiểm soát đúng lượng đường trong máu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

Số lượng vi khuẩn trong miệng sẽ tăng tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về răng miệng ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Ngược lại, khi bệnh nướu răng (hay còn gọi là bệnh nha chu) phát triển, lượng đường trong máu cũng tăng cao, khiến bệnh tiểu đường khó điều trị hơn.

Vấn đề này thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng. Một số mẹo nhỏ sẽ giúp bạn ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe răng miệng.

1. Điều chỉnh lượng đường huyết ổn định

Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa các bệnh về răng lợi. Đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức an toàn và cân bằng.

Hãy luôn theo dõi lượng đường trong máu của bạn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để giữ lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu. Bạn càng kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì bạn càng ít có nguy cơ bị viêm lợi và các vấn đề răng miệng khác.

2. Tuân thủ các hướng dẫn chung về vệ sinh răng miệng

Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều cơ bản về chăm sóc răng miệng, chẳng hạn như đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đánh răng vào buổi sáng, buổi tối và lý tưởng nhất là 30 phút sau bữa ăn chính và bữa phụ. Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn mắc kẹt ở những nơi mà bàn chải đánh răng của bạn không làm được.

Người lớn tuổi cần phải chú ý kỹ hơn trong việc chăm sóc răng miệng của mình

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluor, tránh chà mạnh vì có thể gây kích ứng nướu. Sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn ẩn náu trong khoang miệng và kẽ răng.

Xem thêm: Những bệnh răng miệng thường gặp phải ở người cao tuổi

3. Khám răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để lấy vôi và làm sạch răng

Hãy cho bác sĩ của bạn biết rằng bạn bị tiểu đường. Nếu phải phẫu thuật răng miệng, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được điều trị tốt nhất, tránh bị nhiễm trùng.

4. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra nướu răng

Khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào về nướu, bạn phải báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Giống như răng, nướu răng cũng cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

5. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc là làm tăng nguy cơ khiến các biến chứng tiểu đường trở nên nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh nướu răng và cuối cùng là mất răng. Nếu là người nghiện thuốc lá, bạn hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ về các lựa chọn giúp từ bỏ thuốc lá.

Để tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, người bị bệnh tiểu đường cần nói KHÔNG với thuốc lá

Hy vọng với 5 cách chăm sóc răng miệng ở người bệnh tiểu đường trên đây có thể giúp bạn trang bị thêm những kiến thức hữu ích trên hành trình chống lại bệnh tiểu đường.

Để được chăm sóc răng miệng hiệu quả và an toàn cho người bệnh tiểu đường, hãy đến thăm khám tại Nha khoa Nhân Tâm ngay hôm nay. Đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi cùng trang thiết bị điều trị tiên tiến của chúng tôi chắc chắn sẽ là nơi làm hài lòng mọi khách hàng.