TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Viêm họng hạt là bệnh gì? Hậu quả như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 143
Viêm họng hạt là một bệnh về đường hô hấp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Bệnh này gây nên nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng hạt, tác hại cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính, gây nên nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh này xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm, tái đi tái lại nhiều lần, rất khó để điều trị dứt điểm. Để điều trị hiệu quả bệnh lý này, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp.

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính, có thể gặp ở mọi độ tuổi và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh này diễn ra khi vùng niêm mạc tại khoang họng bị viêm nhiễm kéo dài liên tục do vi khuẩn Streptococcus nhóm A (Streptococcus pyogenes).

Bên trọng niêm mạc có chứa lympho, có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus, nấm khi chúng xâm nhập vào khoang họng. Trong điều kiện môi trường độc hại quá mức, lympho cần phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó phát triển thành các hạt trắng to ở cổ họng. Đây cũng là thời điểm viêm họng hạt mạn tính quá phát.

Viêm họng hạt là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Phân loại viêm họng hạt

Viêm họng hạt có thể được chia làm 2 loại chính:

Viêm họng hạt cấp tính

Đây là giai đoạn viêm họng mới khởi phát, chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Nếu phát hiện bệnh và điều trị kịp thời ở giai đoạn này sẽ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và rút ngắn được thời gian điều trị.

Viêm họng hạt mạn tính

Viêm họng cấp tính nếu để kéo dài dai dẳng sẽ tiến triển thành mạn tính. Bệnh ở giai đoạn này rất khó để chữa trị dứt điểm, có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi trời chuyển lạnh hay thời tiết giao mùa.

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng hạt, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:

Sự tấn công của các tác nhân gây hại

Khoang miệng là nơi tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm. Các tác nhân này khi gặp được điều kiện thuận lợi sẽ tấn công vào khoang miệng và gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Bệnh viêm họng hạt do các vi khuẩn gây hại gây nên

Biến chứng của một số bệnh lý

Các bệnh lý như viêm amidan, viêm xoang mũi mạn tính, viêm họng cấp tái đi tái lại nhiều lần, bệnh trào ngược họng thanh quản,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt.

Do bất thường trong cấu trúc giải phẫu mũi xoang

Viêm họng hạt cũng có thể do ảnh hưởng của sự bất thường của cấu trúc giải phẫu mũi xoang do vách ngăn mũi bị lệch vẹo hay polyp mũi.

Lối sống thiếu lành mạnh

Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia,... sẽ kích thích phần cổ họng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hại tấn công vào cổ họng và gây nên tình trạng viêm họng hạt.

Môi trường sống bị ô nhiễm

Môi trường sống thường xuyên bị ô nhiễm bởi khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,... sẽ kích thích niêm mạc họng gây viêm.

Môi trường sống bị ô nhiễm sẽ kích thích niêm mạc họng gây viêm

Do cơ địa

Những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, hệ thống miễn dịch kém,... sẽ rất dễ bị viêm họng hạt.

Xem thêm: Nhiệt lưỡi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

Bạn có thể gặp một số triệu chứng sau khi bị viêm họng hạt:

  • Cổ họng khô và ngứa, khiến người bệnh phải thường xuyên tằng hắng hoặc khạc nhổ để giảm cảm giác ngứa.
  • Cổ họng nổi các hạt có màu đỏ hoặc hồng không đều màu. Các hạt này sẽ trồi lên cao hơn so với niêm mạc xung quanh.
  • Chán ăn, ăn không ngon, không cảm nhận được hương vị của thức ăn. Điều này sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, sức đề kháng bị suy giảm.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, họng bị đau rát, khó nuốt, nhất là khi nuốt thức ăn cứng hay đồ ăn cay nóng.
  • Bệnh nhân khi bị viêm họng hạt có thể bị sốt, nhiều trường hợp sốt cao trên 38 độ.

Triệu chứng của viêm họng cấp

Biến chứng của bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt nếu để lâu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh rất dễ tái phát, nhất là khi trời trở lạnh. Điều này gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng do bệnh viêm họng hạt gây ra:

  • Hầu họng bị viêm nhiễm lâu ngày sẽ tiến triển thành áp xe, nặng hơn là viêm họng hạt viêm amidan.
  • Viêm họng hạt là tác nhân gây ra các bệnh lý về tai mũi họng khác như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang hàm, viêm thanh quản, viêm tai giữa,...
  • Viêm họng tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh bị ho, thậm chí là ho ra máu, từ đó khiến người bệnh bị stress.
  • Viêm họng hạt kéo dài có thể hình thành các bệnh như viêm khớp, viêm cầu thận,...

Biến chứng của viêm họng hạt

Mẹo chữa viêm họng hạt tại nhà

Trong trường hợp viêm họng hạt mới bắt đầu, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay.

Chữa viêm họng hạt bằng mật ong

Mật ong được xem là “thần dược” trong sức khỏe và làm đẹp. Đây cũng là nguyên liệu được ông bà ta lựa chọn để chữa viêm họng hạt. Sở dĩ như vậy là bởi mật ong có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu cơn đau hiệu quả.

Bạn chỉ cần hòa tan 2 - 3 thìa mật ong với một cốc nước ấm. Uống đều đặn vào mỗi buổi sáng sẽ thấy tình trạng được cải thiện.

Mật ong giúp chữa viêm họng hạt tại nhà hiệu quả

Dùng mật ong và chanh đào để chữa viêm họng

Bạn có thể kết hợp mật ong và chanh đào để chữa viêm họng tại nhà đơn giản và vô cùng nhanh chóng. Chanh đào chứa một hàm lượng lớn vitamin C, kết hợp với mật ong sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn, kháng viêm vùng cổ họng rất tốt.

Chanh đào bạn đem rửa sạch, sau đó thái lát mỏng và cho vào một lọ thủy tinh sạch có nắp. Đổ mật ong sao cho ngập phần chanh đào, đậy nắp kín rồi để yên trong vòng 20 ngày là có thể sử dụng được. Kiên trì uống 2 - 3 lần/ngày để đạt hiệu quả như mong đợi.

Gừng kết hợp với mật ong

Ngoài chanh đào, gừng khi kết hợp với mật ong cũng trở thành hỗn hợp giúp làm dịu tình trạng viêm họng hiệu quả. Gừng có tính ấm, chứa nhiều chất oxy hóa, đồng thời còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Gừng kết hợp với mật ong giúp làm dịu tình trạng viêm họng

Bạn chỉ cần đem rửa sạch gần, thái thành lát mỏng, sau đó cho vào lọ thủy tinh sạch. Tiếp tục cho mật ong vào lọ, đậy nắp kín và ngâm trong vài giờ là đã có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần sẽ thấy được hiệu quả.

Chữa viêm họng với trứng gà và mật ong

Trứng gà cũng là nguyên liệu lý tưởng để kết hợp với mật ong giúp giảm tình trạng viêm họng. Bởi trứng gà có vị mặn và tính lạnh, rất hữu ích đối với các bệnh lý ở vùng cổ họng.

Bạn hãy đập 1 quả trứng gà vào trong bát, cho 4 - 5 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh vào trong bát. Khuấy thật đều, đậy kín nắp và ngâm trong 2 ngày rồi có thể sử dụng để uống.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ viêm họng hạt, sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng hạt

Trường hợp viêm họng hạt được gây ra bởi biến chứng của các bệnh thì bạn cần phải điều trị triệt để các bệnh lý này. Chẳng hạn như bệnh viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi, trào ngược dạ dày thực quản,...

Điều trị viêm họng hạt tại cơ sở chuyên khoa

Điều trị bằng thuốc

Ở giai đoạn cấp tính, viêm họng hạt thường được điều trị bằng thuốc. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc hay dùng như:

  • Thuốc giảm ho, loãng đờm: Bromhexin…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen,…
  • Thuốc kháng sinh nếu như người bệnh có nhiễm khuẩn: Penicillin, Amoxicillin,...
  • Thuốc điều trị các bệnh lý khác: Thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2,...

Bạn cần thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để bác sĩ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và tự ý sử dụng khi không có chỉ định để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Đốt viêm họng hạt

Phương pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp viêm họng hạt mãn tính, tái đi tái lại dai dẳng, các nang lympho phát triển thành kích thước lớn và tập trung nhiều thành từng đám, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Đốt viêm họng hạt bằng Laser

Hiện nay có các phương pháp đốt viêm họng hạt phổ biến như phương pháp đốt bằng Laser và phương pháp đốt lạnh. Tùy vào nhu cầu, tình trạng và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp.

Viêm họng hạt nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở vùng niêm mạc miệng hiệu quả.

Viêm họng hạt nên ăn gì?

Bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cải thiện tình trạng bệnh. Theo đó nên bổ sung các thực phẩm sau:

  • Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như: súp, cháo, canh,...
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp kháng viêm, đồng thời tăng khả năng tái tạo và làm lành vết thương.
  • Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu canxi như trứng, cá, sữa,... để bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Các thực phẩm chứa nhiều kẽm như ngao, sò, nấm, súp lơ,... cũng cần được bổ sung để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Các thực phẩm có tính kháng viêm, kháng khuẩn như tỏi, gừng, hẹ, bạc hà, mật ong,... cũng không nên bỏ qua.

Thực phẩm nên ăn khi bị viêm họng hạt

Viêm họng hạt kiêng ăn gì?

Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm sau để giảm tình trạng khó chịu do viêm họng hạt gây ra:

  • Các thực phẩm khô cứng: bánh mì, lương khô, các loại hạt,... để tránh làm tổn thương đến lớp niêm mạc và khiến các cơn ho kéo dài.
  • Kiêng ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua, cay, nóng,... Với các bệnh nhân bị viêm họng do trào ngược dạ dày, nếu ăn các thực phẩm này có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Các thực phẩm như hạnh nhân, bơ đậu phộng, lúa mì,... cũng cần tránh xa vì chứa nhiều arginine giúp vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước có gas, có cồn, các chất kích thích và thuốc lá. Đây đều là những tác nhân khiến miệng bị khô, từ đó làm cho vùng niêm mạc bị mất nước và gây nên nhiều khó chịu.

Thực phẩm cần hạn chế để làm giảm triệu chứng khó chịu của viêm họng hạt

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng hạt

Để tránh những tác hại do viêm họng hạt gây ra cho sức khỏe và đời sống của mình, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này bằng các biện pháp sau đây.

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Điều trị sớm và tận gốc bệnh viêm họng và các bệnh tai mũi họng khác, các bệnh về hệ tiêu hóa. Điều này sẽ giúp bạn tránh được biến chứng viêm họng hạt.
  • Với trẻ nhỏ, ba mẹ cần lưu ý tiêm chủng đầy đủ cho bé. Giữ vệ sinh môi trường sống cũng như cơ thể của bé để tránh nguy cơ mắc và lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
  • Nếu làm việc trong môi trường độc hại, bạn cần lưu ý đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ đầy đủ để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất nhất có thể.

Đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất

Như vậy những thông tin về viêm họng hạt vừa được cung cấp đầy đủ ở trên. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm họng hạt lại làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh để có hướng điều trị kịp thời.