Dây thun niềng răng đóng vai trò rất quan trọng trong niềng răng. Hiện nay trên thị trường có những loại dây thun niềng răng cơ bản như sau: thun tách kẽ, thun đơn, thun chuỗi, thun liên hàm,…
Không phải trong bất cứ ca chỉnh nha nào cũng cần sử dụng thun niềng răng, tùy vào tình trạng răng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể và chỉ định loại dây thun phù hợp với tình trạng của bạn.
Để các loại thun niềng răng có thể phát huy công dụng tối đa, bạn hãy quan tâm một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng thật tốt để giúp thun hoạt động hiệu quả,
- Phải đeo thun thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ và phải đeo đúng cách,
- Đồng thời thay thun mới theo chỉ định để tránh tình trạng thun giãn làm ảnh hưởng đến lực tác động lên răng,…
Dây thun niềng răng là gì? Các loại thun niềng răng phổ biến
Niềng răng là một kỹ thuật phức tạp, mỗi khách hàng sẽ có một chỉ định riêng. Có nhiều loại khí cụ khác nhau được sử dụng ngoài hệ thống mắc cài và dây cung, tùy vào tình trạng của mỗi người, có trường hợp phải cần đến khí cụ nong hàm, có người cần cấy vít implant và nhiều trường hợp cần sử dụng dây thun niềng răng để nâng cao hiệu quả chỉnh nha.
Hiện nay trên thị trường có các loại dây thun niềng răng cơ bản như sau:
Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là loại thun thường làm từ cao su hay kim loại, được dùng để chèn vào vị trí các răng cối, có tác dụng như một bước đệm trước khi bác sĩ gắn mắc cài.
Thun tách kẽ sẽ nới rộng khoảng cách giữa các răng nhằm tạo khoảng trống để đặt mắc cài hoặc đặt khâu vào răng, qua đó cố định dây cung chắc chắn hơn.
- Thun cao su: Được làm từ cao su nguyên chất 100%, rất lành tính, an toàn cho khoang miệng. Thun cao su thường có màu xanh, kích thước khoảng 1mm, hơi cứng và có thể tự rơi ra khi đạt đến khoảng không cần thiết.
- Thun kim loại: Được làm từ kim loại, rất dễ gây tổn thương cho môi, má và lưỡi khi sử dụng. Loại thun này dù đạt đến khoảng không cần thiết cũng không tự rơi ra như thun cao su.
Thun tách kẽ có tác dụng nới rộng khoảng trống giữa các răng
Thun đơn
Là loại thun có tác dụng cố định dây cung và mắc cài lại với nhau. Loại thun này có màu sắc đa dạng, đây cũng chính là điều mà các bạn học sinh, sinh viên ưa chuộng vì có thể chọn màu sắc yêu thích và phù hợp với mình. Thun đơn có độ giãn nhất định nên thường phải thay mới sau khoảng 2 tuần sử dụng.
Thun liên hàm
Thun liên hàm được cấu tạo từ cao su, độ dẻo và độ đàn hồi rất cao, được gắn trên các mắc cài và móc từ hàm trên xuống hàm dưới để tạo lực kéo cho răng, giúp răng nhanh chóng trở về đúng vị trí trên cung hàm, từ đó khắc phục hiệu quả những sai lệch của răng.
Vì thế, loại thun này thường được dùng trong những trường hợp răng khểnh, răng mọc lệch hoặc răng không cùng nằm trên một đường cung.
Với những tác động đó, các loại thun liên hàm cũng giúp cho thời gian niềng răng của bệnh nhân được rút ngắn hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo độ đàn hồi và giúp quá trình niềng răng tiến triển theo đúng kế hoạch đã đặt ra, thun liên hàm cần được thay sau 12 tiếng.
Thun liên hàm giúp các răng nhanh chóng trở về đúng vị trí trên cung hàm
Thun chuỗi
Thun chuỗi hay còn gọi là thun buộc tại chỗ, được thiết kế thành một dải cao su gồm nhiều vòng chữ O kết nối lại với nhau. Loại thun này có độ đàn hồi tương đối cao, thường được dùng trong các trường hợp răng thưa.
Bác sĩ sẽ buộc mắt của thun với mắc cài, lực tác dụng của thun niềng răng sẽ kéo nhưng khe răng thưa gần lại với nhau.
Thun chuỗi được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo kích thước, lực kéo cũng như loại niềng răng. Sự kết hợp giữa mắc cài, dây cung và dây thun sẽ làm cho quá trình điều trị được tiến triển nhanh hơn.
Vì sao cần sử dụng dây thun niềng răng?
Khi niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống các mắc cài và dây cung để tạo lực. Dây thun niềng răng được sử dụng trong trường hợp cần tạo thêm lực kết hợp. Theo thời gian, cả hệ thống khí cụ này sẽ di chuyển các răng về vị trí mong muốn.
Như vậy, có thể nói dây thun chỉnh nha sẽ giúp răng di chuyển nhanh chóng hơn và giúp căn chỉnh vị trí răng hàm trên - dưới phù hợp với khớp cắn.
Dây thun niềng răng sẽ góp phần tạo thêm lực cho quá trình chỉnh nha
Thun chỉnh nha được nối với hệ thống mắc cài tương ứng giữa hai răng trên và dưới. Bên cạnh việc căn chỉnh khớp cắn, dây thun niềng răng còn giúp kéo răng khểnh, răng mọc chếch hẳn lên trên xương hàm hoặc răng không nằm cùng đường cung răng chuẩn về đúng vị trí cùng tư thế chuẩn.
Dây thun niềng răng được căn chỉnh tùy vào từng trường hợp cụ thể, phù hợp với từng khách hàng. Nếu đeo thun liên tục mỗi ngày, lực kéo ổn định và nhẹ nhàng để đưa răng di chuyển dần về đúng vị trí mong muốn.
Chất liệu của thun chỉnh nha là một vật liệu cao su y tế cao cấp, rất an toàn và không gây kích ứng với khoang miệng
Đối với trường hợp niềng răng hô, dây thun sẽ được đặt vào móc phía trước của hàm trên và nối với móc phía sau hàm dưới để kéo các răng ở trên về phía sau, đồng thời kéo các răng hàm dưới về phía trước.
Những điều nên làm khi đeo thun niềng răng
- Nên tháo thun niềng răng khi ăn cũng như khi vệ sinh răng miệng.
- Nên thay thun hằng ngày, tránh gây mài mòn quá mức và mất độ đàn hồi của thun.
- Nên đem thun niềng răng theo bên mình để thay khi cần thiết, điều này sẽ góp phần rút ngắn thời gian chỉnh nha.
- Nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tháo hoặc thay thun.
- Đảm bảo thời gian đeo và thay thun niềng răng mới theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu dây thun bị mất hoặc xảy ra các vấn đề bất thường thì bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất để không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Những điều cần làm khi đeo thun chỉnh nha
Xem thêm: Niềng răng Trainer có hiệu quả với người trưởng thành không?
Không nên làm gì khi đeo thun chỉnh nha?
- Không tự ý dùng hai dây thun niềng răng cùng một lúc vì điều này sẽ gây áp lực quá lớn lên răng và có thể gây hại cho chân răng.
- Không kéo thun quá căng để tránh làm mất đi độ đàn hồi của thun và mang lại hiệu quả không cao.
- Không há miệng to khi mới bắt đầu đeo thun. Nếu khi ăn uống gặp khó khăn thì có thể tháo ra vào mỗi bữa ăn và đeo lại ngay sau đó. Đôi khi, khách hàng được chỉ định chỉ cần đeo thun kéo vào ban đêm nên bạn không cần lo lắng về việc ăn uống.
- Không há miệng quá rộng khi đeo thun vì điều này có thể làm cho dây thun bị đứt và bật vào phía bên trong miệng.
Những điều nên tránh khi đeo thun niềng răng
Không phải trường hợp niềng răng nào cũng nhất thiết cần đeo dây thun niềng răng vì nó còn phụ thuộc vào sự liên kết của hàm hiện tại và chỉ định của bác sĩ. Để biết mình có phải dùng dây thun khi chỉnh nha hay không?
Bạn nên tìm đến địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp của riêng mình nhé!