Bọc răng sứ là biện pháp phục hình răng được áp dụng phổ biến trong nha khoa giúp cải thiện các khuyết điểm về màu sắc, hình dáng và chức năng răng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được kỹ thuật bọc sứ. Để biết các khuyết điểm răng của bản thân mình có nên làm răng sứ để cải thiện hay không, bạn hãy tới nha khoa gần đây và thăm khám kỹ lưỡng.
Thế nào là răng sứ thẩm mỹ?
Làm răng sứ hay chụp răng sứ là biện pháp phục hình răng được áp dụng phổ biến trong nha khoa giúp cải thiện các khuyết điểm về màu sắc, hình dáng và chức năng răng. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật để tạo thành cùi răng, giữ vai trò nâng đỡ mão sứ. Tiếp theo, bạn sẽ được gắn mão răng sứ cố định lên răng thật, mão sứ này có màu sắc, hình dáng tương đồng với răng thật, phù hợp với cung hàm, giúp bạn hoàn thiện vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng.
Nên làm răng sứ khi nào?
Nên làm răng sứ khi nào?
Hiện nay các chất liệu bọc răng khá đa dạng nhưng răng sứ là sản phẩm được đánh giá cao nhờ khả năng chống xỉn màu, ố vàng, độ bền cao, có nhiều mức độ màu sắc phù hợp với răng của từng khách hàng.
Có nên làm răng sứ không? Câu trả lời sẽ là có nếu bạn đang ở trong các tình huống sau đây:
- Răng mọc không đều, răng thưa, răng hô, móm nhẹ và muốn sở hữu một hàm răng thẳng đều, trắng sáng.
- Đối với một số trường hợp, bọc sứ là biện pháp hiệu quả và an toàn để bảo vệ gốc răng đã bị sâu nghiêm trọng và mất đi khả năng ăn nhai.
- Răng ngả màu trầm trọng do tủy xương, trám răng nhiều lần, thường xuyên sử dụng đồ uống đậm màu, hút thuốc lá,…
- Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, thoái hóa ảnh hưởng đến khả năng cắn xé và nghiền nhỏ thức ăn.
- Có lỗ hổng lớn trên răng cần bọc lại để đảm bảo sức nhai của răng.
Khi nào không nên làm răng sứ?
Mặc dù có thể giúp chúng ta cải thiện rất nhiều các khiếm khuyết về răng nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng được kỹ thuật bọc răng sứ. Sau đây sẽ là một số trường hợp không nên sử dụng phương pháp răng sứ thẩm mỹ.
Khớp cắn sai lệch nghiêm trọng
Bọc răng sứ chỉ có thể khắc phục tình trạng hô, móm, xô lệch, chen chúc,… mức độ nhẹ. Còn đối với trường hợp sai lệch khớp cắn quá nặng, bạn cần niềng răng hoặc chữa trị bằng các biện pháp khác do bác sĩ chỉ định trước khi bọc sứ.
Răng bị hô, móm do xương
Không nên làm răng sứ khi bị hô do xương
Hiện tượng răng cụp vào trong hoặc chìa ra ngoài do sai lệch cấu trúc xương hàm thì biện pháp bọc sứ thẩm mỹ sẽ không đem đến kết quả khả quan. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật xương hàm, đưa xương hàm về trạng thái chuẩn.
Chân răng thật quá yếu hoặc răng bị sâu nghiêm trọng
Bọc sứ cho răng sâu là biện pháp hữu hiệu giúp bảo tồn răng thật, ngăn ngừa các hậu quả khôn lường do răng sâu gây ra. Tuy nhiên, nếu răng thật bị sâu quá nặng nề, chân răng quá yếu hoặc khoảng sinh học có vấn đề trầm trọng,… thì răng sứ thẩm mỹ sẽ không mang lại hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Răng quá nhạy cảm
Những người thường xuyên bị ê buốt, đau nhức răng khi chải răng, ăn nhai,… thì không nên làm răng sứ vì bước mài cùi răng trong quá trình bọc sứ sẽ khiến vấn đề răng miệng của bạn trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ và tìm hiểu các thông tin về răng sứ thẩm mỹ để tránh “tiền mất tật mang”.
Đang có bệnh toàn thân
Tuyệt đối không bọc răng sứ trong trường hợp người đang mắc các vấn đề sức khỏe như tim mạch, động kinh, máu khó đông,… bởi việc gây tê khi mài răng có thể gây tác động xấu tới sức khỏe khách hàng.
Để biết các khuyết điểm răng của bản thân mình có nên làm răng sứ để cải thiện hay không, bạn hãy tới trực tiếp phòng khám của Nha khoa Nhân Tâm, các chuyên gia về răng sứ thẩm mỹ tại đây sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể cho bạn.