Mòn cổ chân răng là hiện tượng răng bị mất lớp men răng ở vị trí sát nướu khiến quá trình ăn uống bị ê buốt. Vậy mòn cổ chân răng có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách xử lý thế nào.. Nha Khoa Nhân Tâm sẽ đề cập đến nguyên nhân và cách điều trị mòn cổ chân răng trong bài viết sau nhé!
Mòn cổ chân răng là bệnh lý gì?
Mòn cổ chân răng còn được gọi là tiêu chân răng hình chêm, đây là hiện tượng mất đi lớp men răng ở cổ răng. Vùng cổ răng sẽ xuất hiện một rãnh sâu, bị lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng sát viền lợi. Bệnh lý này thường xuất hiện ở răng hàm nhỏ số 4 và 5, răng hàm lớn số 6 và các răng cửa.
Mòn cổ chân răng có thể làm cho mọi người bị mất thẩm mỹ khuôn mặt lẫn hàm răng. Điều này sẽ khiến bạn gặp trở ngại khi giao tiếp, mất tự tin khi nở nụ cười. Không chỉ vậy mà nó còn gây ra những cơn ê buốt, đau nhức khó chịu, khiến việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Sau đó răng dễ bị lung lay, nặng hơn là dẫn đến mất răng
Mòn cổ chân răng là bệnh lý gì
Nguyên nhân gây mòn cổ chân răng phổ biến
Thực ra, men răng của mọi người đều sẽ mòn đi theo thời gian do ma sát khi ăn nhai và tác động của các chất tồn tại trong khoang miệng. Tuổi càng lớn thì kích thước của men răng càng giảm. Mức độ mòn cổ chân răng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nhưng chân răng của bạn sẽ bị mài mòn nhanh hơn bình thường bởi những thói quen sau:
- Đánh răng quá mạnh: Điều này là do độ ma sát giữa bàn chải và bề mặt răng, khiến tốc độ mài mòn bị đẩy nhanh.
- Răng cắn vật quá cứng: Thói quen này sẽ làm cho men răng bị bể vỡ. Những người hay nhai đá, dùng răng mở nắp chai, bao bì thực phẩm thì nên từ bỏ thói quen này để tránh gây hại cho răng miệng.
- Ăn nhiều thực phẩm có axit: Tài liệu nghiên cứu cho thấy, axit bên trong cam, chanh, bưởi, nước ngọt,… đều có thể hòa tan men răng.
- Ăn nhiều đồ ngọt: Đường bên trong thực phẩm ngọt như kẹo dẻo, kẹo gôm, bánh ngọt… rất dễ bám trên răng, chúng có thể sản xuất ra axit khiến men răng bị yếu.
- Uống nhiều bia - rượu: Người thường xuyên say rượu, dẫn đến nôn mửa làm răng tiếp xúc nhiều với axit dạ dày và nhanh bị ăn mòn hơn.
- Nghiến răng: Nghiến hai hàm răng vào nhau sẽ làm cho răng bị mài mòn nhanh hơn.
Nguyên nhân mòn cổ chân răng phổ biến
Triệu chứng mòn cổ chân răng là gì?
- Bị mòn cổ chân răng sẽ cảm thấy ê buốt chân răng khi ăn, răng trở nên nhạy cảm khi uống/ăn các loại thức ăn quá nóng/lạnh hoặc chua/ngọt.
- Cổ chân răng sẽ bị ê khi bạn đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng.
- Quanh chân răng bị sưng, nướu đau, nhức răng dai dẳng khó chịu.
Điều trị tình trạng mòn cổ chân răng
Các biện pháp điều trị tình trạng mòn cổ chân răng thường được áp dụng là trám răng và bọc răng sứ.
Trám răng
Trám răng thường được chỉ định đối với răng bị mòn nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để lấp đầy những khoảng trống trên bề mặt răng. Miếng trám có tác dụng giống như một tấm chắn, phân cách mô răng thật khỏi môi trường bên ngoài, ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
- Thời gian trám răng nhanh chóng, khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám.
- Chi phí rất thấp, tầm 400.000 đồng/răng
- Miếng trám Composite có màu sắc giống hệt với màu răng tự nhiên.
- Khả năng phục hình tốt, ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật.
Tuy nhiên, khả năng chịu lực của miếng trám răng không được cao. Sau khi thực hiện, bạn chỉ nên ăn nhai với lực vừa phải, không nên dùng lực quá mạnh để làm chúng bị gãy, vỡ.
Trám răng
Bọc sứ
Kỹ thuật bọc sứ có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp mòn cổ chân răng. Bác sĩ sẽ mài các răng cần điều trị theo tỷ lệ phù hợp, sau đó gắn răng sứ lên trên.
Hình dáng, kích thước, màu sắc của răng sứ sẽ không sự khác biệt so với răng tự nhiên. Ngoài ra giá trị thẩm mỹ của răng sau phục hình cũng rất cao, chính vì thế phương pháp này còn được thực hiện vì mục đích thẩm mỹ.
- Thời gian thực hiện tầm 2 – 4 ngày, chi phí bọc răng dao động từ 1.000.000 – 10.000.000 đồng/răng, tùy vào loại răng sứ bạn chọn.
- Khả năng chịu lực tốt, giá trị thẩm mỹ cao, không khác biệt so với răng thật.
- Thời gian sử dụng lâu dài và trung bình khoảng 8 – 15 năm.
Bọc sứ
Phương pháp ngăn ngừa mòn cổ chân răng
Để tránh hiện tượng mòn cổ chân răng, bạn chỉ cần duy trì các thói quen phòng tránh sau đây:
- Chải răng theo chiều dọc, không chải theo chiều ngang, nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để bảo vệ men răng.
- Chọn loại kem đánh răng phù hợp, chứa flour để tăng cường thêm men răng. Có thể massage nhẹ nhàng vùng nướu để lưu thông máu cho nướu, hạn chế tình trạng tụt nướu.
- Kết hợp thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng, hạn chế bị giắt thức ăn.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế thực phẩm cứng dễ làm nướu bị đẩy xuống. Kiêng thực phẩm giàu axit, thực phẩm ngọt,.. đây là nguyên nhân gây sâu răng, viêm nướu.
- Định kỳ thăm khám tại nha khoa để kiểm soát tình trạng răng miệng, ngừa viêm nướu, hôi miệng bằng việc cạo vôi, trám răng…
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về tình trạng mòn cổ chân răng. Nếu bạn cần thêm thông tin thì có thể tham khảo các bài viết khác của Nha khoa Nhân Tâm hoặc đến trực tiếp để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất để khách hàng tin tưởng mỗi khi có ý định bọc răng toàn sứ. Các bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp nha khoa Nhân Tâm để thăm khám và thực hiện ngay nhé!