TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Giúp bạn giải đáp: Trẻ nhỏ mấy tháng mọc răng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,331
Trẻ nhỏ mấy tháng mọc răng? Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi lần đầu làm cha mẹ. Mọc răng là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Khi răng sữa mọc lên, bé có thể ăn nhai nhiều món hơn và khả năng phát âm cũng dần hoàn thiện,… Vậy nên, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những thông tin liên quan đến vấn đề này để chăm sóc trẻ tốt nhất.

Trẻ nhỏ mấy tháng mọc răng? Thông thường trẻ em sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời gian mọc răng ở mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau tùy vào sức khỏe và cơ địa.

Trong giai đoạn này bạn cần chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ để đảm bảo vệ sinh và giúp răng mọc lên thuận lợi.

Trẻ nhỏ mấy tháng mọc răng?

Trả lời câu hỏi “Trẻ nhỏ mấy tháng mọc răng?” Các bác sĩ cho biết, ở trẻ em răng sữa sẽ bắt đầu nhô lên khỏi nướu khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi trở đi. Thời kì mọc răng sữa sẽ kéo dài tới khi trẻ 30 – 33 tháng tuổi.

Khi đó, hàm răng sữa của bé sẽ mọc hoàn thiện với tổng số 20 chiếc, trong đó có 10 chiếc răng hàm trên và 10 chiếc răng hàm dưới.

Những chiếc răng sữa này sẽ giúp trẻ cắn xé, chia nhỏ, nghiền nát thực phẩm dễ dàng, quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, răng sữa cũng giúp khả năng phát âm của trẻ hoàn thiện hơn.

Theo các bác sĩ, đáp án cho câu hỏi trẻ mấy tháng mọc răng có thể khác nhau ở mỗi trẻ tùy theo cơ địa và tình hình sức khỏe. Một số trẻ mọc răng sữa khi mới 4 – 5 tháng tuổi và cũng không ít trẻ tới 9 – 10 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng.

Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên phụ huynh không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã trên 1 tuổi mà vẫn chưa mọc chiếc răng sữa nào hoặc đã quá 33 tháng tuổi mà răng sữa vẫn chưa mọc hoàn thiện thì bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục tốt nhất.

Trẻ nhỏ mấy tuổi mọc răng

Xem thêm: Nanh sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu? Xử lý ra sao?

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Khi trẻ mọc răng, cha mẹ cần chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng để giữ vệ sinh và giúp răng sữa của bé mọc lên thuận lợi:

  • Sử dụng khăn mềm đã nhúng nước ấm để lau nước dãi quanh miệng, cằm và cổ của trẻ để tránh hiện tượng nổi mẩn, ngứa rát.
  • Có thể dùng cách chườm lạnh để giảm cảm giác đau nhức nướu cho bé. Ngoài ra, bạn có thể cho bé ăn sữa chua hoặc hoa quả nghiền ướp lạnh, điều này cũng giúp giảm đi cảm giác khó chịu, đau ê ở nướu.
  • Nếu trẻ có biểu hiện đau nhức nhiều, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc giảm đau thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn tác động xấu tới sức khỏe của bé.
  • Sử dụng gạc sạch thấm nước lọc để lau lưỡi, nướu, răng cho bé vào mỗi buổi sáng, tối sau khi bé ăn dặm và bú xong. Việc này sẽ giúp hạn chế mảng bám, vi khuẩn tích tụ làm phát sinh viêm nhiễm, bệnh lý trong khoang miệng.
  • Thời kì mọc răng, hoạt động ăn uống của bé sẽ gặp nhiều khó khăn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, nấu các món ăn mềm, lỏng để trẻ dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

Cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng trong giai đoạn mọc răng

  • Cho bé uống đủ nước để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng tự nhiên, hạn chế khô miệng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây hại cho răng, nướu.
  • Bổ sung đầy đủ chất khoáng, vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin C, D giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình mọc răng.
  • Hạn chế tối đa các thức ăn nhiều đường, nước có gas, thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng vì dễ gây kích thích làm bé khó chịu hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng.
  • Khi thấy bé có những thói quen xấu như nghiến răng, mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả, thở miệng,… phụ huynh cần có biện pháp giúp trẻ loại bỏ ngay vì điều này rất dễ khiến răng của trẻ mọc sai lệch.
  • Không để bé cắn, ngậm những đồ vật quá cứng để tránh làm thương tổn răng, nướu. Chú ý vệ sinh sạch sẽ bình sữa, đồ chơi, dụng cụ ăn uống của bé để tránh xảy ra viêm nhiễm gây tác động xấu tới quá trình mọc răng.
  • Đưa trẻ đi khám răng định kì mỗi năm từ 1 – 2 lần tại các địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ luôn tốt. Trường hợp có dấu hiệu mọc sai lệch hoặc mắc bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng phức tạp.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kì

Với những thông tin đã chia sẻ, mong rằng các bạn đã nắm rõ trẻ nhỏ mấy tháng mọc răng cũng như cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này. Mọi băn khoăn cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm theo số điện thoại 1900 56 5678 để được hỗ trợ miễn phí nhé.