TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ bị cam ở miệng do nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 29,681
Trẻ bị cam ở miệng là vấn đề vẫn thường xảy ra và có thể kéo theo nhiều hệ quả nặng nề. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần quan tâm và tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này, để có thể phát hiện sớm, từ đó đưa ra phương án xử trí phù hợp, kịp thời. Nha khoa Nhân Tâm xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về chứng bệnh này trong bài viết dưới đây để các bạn cùng theo dõi.

Bệnh cam là một chứng bệnh phổ biến, tiến triển với tốc độ rất nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh cần nắm được các nguyên nhân gây bệnh cũng như những biểu hiện đặc trưng để kịp thời phát hiện khi bệnh mới phát triển.

Trẻ bị cam ở miệng cần được thăm khám cẩn thận và điều trị theo phác đồ phù hợp do bác sĩ đưa ra. Cùng với đó, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng và xây dựng khẩu phần ăn khoa học cho trẻ để thúc đẩy quá trình phục hồi.

Khái quát về bệnh cam ở miệng trẻ nhỏ

Bệnh cam là một chứng bệnh tiến triển với tốc độ rất nhanh. Vậy nên các bậc cha mẹ không nên xem thường chứng bệnh này. Những trẻ bị cam ở miệng rất dễ gặp phải các hệ quả nặng nề do bệnh gây ra như mất lợi, mất môi hoặc mất mũi,… do tốc độ lan rộng và phá hủy cấu trúc cơ thể của chứng bệnh này cực kì lớn, người xưa còn ví chúng như mã tấu bởi sự tiến triển bệnh nhanh như ngựa phi vậy.

Bệnh lý này thường xảy ra với các bé ở giai đoạn sơ sinh và dưới 1 tuổi với các biểu hiện đầu tiên như đau răng chảy máu, sưng lợi, chảy dãi, lưỡi trắng, hôi miệng,…

Nguyên nhân khiến trẻ bị cam ở miệng

Bệnh cam ở miệng trẻ nhỏ là bệnh lý nguy hiểm và xảy ra với tỉ lệ không hề thấp nhưng không phải ai cũng nắm được nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh này mà cha mẹ cần biết:

  • ·Yếu tố chính gây nên bệnh cam là các loại vi khuẩn. Sự tấn công của vi khuẩn khiến các mạch máu quanh miệng bị viêm nhiễm, hình thành mủ. Do đó máu không thể lưu thông như bình thường, cản trở quá trình tuần hoàn máu, cuối dẫn đến hoại tử các mô bào trong khoang miệng.

Bệnh cam ở miệng trẻ có thể xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn

  • Yếu tố tiếp theo là răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ. Trẻ nhỏ chưa thể tự làm sạch răng miệng triệt để nếu không có sự giúp đỡ hoặc giám sát của phụ huynh. Do đó, quá trình làm sạch răng không hiệu quả, vi khuẩn có hại vẫn có cơ hội sinh sôi và làm hại mô mềm gây lở loét và làm bé đau nhức. Trẻ có thể mắc bệnh cam trong thời kỳ mọc răng khi việc vệ sinh răng khó khăn hơn bình thường.
  • Do tác động của các vật cứng, vật nhọn mà niêm mạc lợi bị tổn thương, sưng viêm và bị vi khuẩn tấn công.
  • Do việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh khi trẻ bị cúm mà không có đơn của bác sĩ khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, tổn thương đường tiêu hóa, lách dẫn đến bệnh cam.
  • Bệnh cam ở miệng trẻ cũng có thể xảy ra do trẻ bị các bệnh lý siêu vi khác như sốt virus, sởi, các bệnh liên quan tới hô hấp hoặc tiêu hóa,…
  • Ăn thức ăn nóng khiến niêm mạc miệng bị phỏng. Các vết thương không được làm sạch đúng cách sẽ ngày càng lở loét thêm dẫn đến cam miệng.

Các biểu hiện của bệnh cam ở miệng trẻ

Biểu hiện khi trẻ bị cam ở miệng

Các bậc cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện sau đây để phát hiện sớm khi trẻ bị cam ở miệng, từ đó có hướng xử lý kịp thời và phù hợp:

  • Lưỡi trắng, miệng có mùi hôi
  • Phần nướu, lợi, môi bị sưng phồng, tấy đỏ và có thể chảy máu
  • Bé chảy nước miếng liên tục
  • Có hiện tượng sốt vào chiều tối
  • Trong miệng trẻ có vết lở loét
  • Trẻ biếng ăn, sụt cân, ốm sốt và táo bón
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, ít ngủ và hay nằm sấp

Hướng dẫn xử trí khi trẻ bị cam ở miệng

Bệnh cam ở miệng trẻ cần được thăm khám cẩn thận và điều trị theo phác đồ phù hợp do bác sĩ đưa ra. Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng và xây dựng khẩu phần ăn khoa học cho trẻ để thúc đẩy quá trình phục hồi.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám khi phát hiện dấu hiệu bất thường

Một số việc cha mẹ cần làm cho trẻ khi trẻ bị cam ở miệng:

  • Hướng dẫn trẻ hoặc làm vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, nhất là khu vực nướu và lợi.
  • Tăng cường bổ sung chất khoáng và dinh dưỡng tổng hợp nhằm tăng sức đề kháng và nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Không cho trẻ ăn các món ăn cay nóng để tránh làm phỏng miệng.
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, không cho bé ăn thức ăn quá mặn, thay vào đó nên bổ sung vitamin, chất xơ từ rau củ, trái cây vào bữa ăn hàng ngày.

Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin mà cha mẹ cần nắm được để phát hiện và điều trị sớm nếu trẻ bị cam ở miệng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp phụ huynh có được nhiều kiến thức bổ ích và có biện pháp xử lý phù hợp về bệnh cam ở miệng trẻ nhỏ. Nếu bạn đang cần tìm kiếm một cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám và điều trị các bệnh răng miệng cho trẻ thì hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm ngay hôm nay, các bác sĩ và đội ngũ nhân viên tại đây sẽ hỗ trợ bạn miễn phí.